Phóng to |
Người biểu tình phản đối chương trình giám sát điện tử của chính phủ Mỹ tại Washington - Ảnh: AFP |
Trước những thách thức to lớn về mặt pháp lý và cuộc tranh cãi công cộng đầy giận dữ về chương trình giám sát của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA), Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder và Giám đốc Tình báo quốc gia James Clapper cho biết hiện tại các công ty này được phép tiết lộ những yêu cầu hoặc đề nghị cung cấp thông tin từ các cơ quan gián điệp Mỹ cho người dùng Internet.
Theo AFP, trong một bức thư gửi những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Google, Linkedln, Microsoft và Yahoo, Bộ tư pháp cho phép các công ty này công bố số lượng các tài khoản khách hàng mà chính phủ Mỹ nhắm đến.
Trước đó, năm hãng công nghệ trên đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ để đòi quyền công bố dữ liệu nhiều hơn. Việc không được phép công khai các tài khoản mà Mỹ đang nhắm đến khiến kinh doanh của các hãng này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Chúng tôi khởi kiện bởi vì chúng tôi tin rằng công chúng có quyền được biết về số lượng và thể loại của các yêu cầu an ninh quốc gia mà chúng tôi nhận được”, các công ty trên cho biết.
Theo thỏa thuận, các công bố của các hãng công nghệ phải có độ trễ nửa năm, vì vậy các dữ liệu cuối năm 2014 sẽ đến tay công chúng vào giữa năm 2015.
“Đây là một chiến thắng cho sự minh bạch và là bước quan trọng hướng đến hạn chế các chương trình giám sát tràn lan của chính phủ”, luật sư Alex Abdo của Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) nhận xét.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận