Truyền thông Mỹ xác định ông Xu là cựu nhân viên của Tập đoàn IBM - Ảnh: Getty Images |
Theo BBC, Bộ Tư pháp Mỹ không nêu tên doanh nghiệp bị mất cắp mã nguồn, nhưng truyền thông trong nước nêu rõ đó là Tập đoàn IBM.
Cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng Xu đã bán mã nguồn quan trọng của IBM để kiếm lợi cho cá nhân và phục vụ lợi ích của Chính phủ Trung Quốc.
Mã nguồn bị mất cắp được mô tả là “sản phẩm có được sau nhiều thập kỷ nghiên cứu phát triển”.
Văn phòng Bộ Tư pháp Mỹ cho biết ông Xu là nhân viên phát triển phần mềm cho “một công ty đặc biệt của Mỹ” từ tháng 11-2010 đến 5-2014.
Tuy nhiên theo website của IBM, hiện ông Xu Jiaqiang vẫn nằm trong danh sách là một nhà phát triển phần mềm của hãng. BBC cho biết IBM chưa có phản hồi về việc này.
Ngày 14-6, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo ông Xu đã có kế hoạch chia sẻ mã nguồn giá trị với Ủy ban kế hoạch hóa gia đình và Cơ quan y tế quốc gia của Trung Quốc.
Mã nguồn bị đánh cắp là hệ thống tập tin được tập hợp nhằm hỗ trợ hoạt động của một máy tính trong việc điều phối công việc giữa nhiều máy chủ với nhau.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không khuyến khích cũng như không ủng hộ các hoạt động gián điệp kinh tế hay đánh cắp bí mật thương mại - Ảnh: AFP |
Lâu nay giữa Trung Quốc và Mỹ thường xuyên xảy ra các cáo buộc lẫn nhau về các vụ tấn công mạng hoặc đánh cắp các bí mật.
Trước đây Trung Quốc tuyên bố không tham gia bất cứ dạng thức đánh cắp các bí mật thương mại nào.
Năm ngoái Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh không khuyến khích cũng như không ủng hộ các hoạt động đó ở mọi dạng thức.
Ông Xu từng bị bắt lần đầu tháng 12 năm ngoái vì tội đánh cắp một bí mật thương mại của sếp cũ.
Với mỗi một tội danh làm gián điệp trong số ba tội danh, ông Xu sẽ phải chịu mức án tối đa 15 năm tù. Còn ba tội danh đánh cắp bí mật thương mại khác, mỗi tội danh cũng có mức án tù tối đa là 10 năm.
Ông Xu sẽ phải trả lời về những cáo buộc này tại Mỹ vào ngày 16-6.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận