Ông Robert Destro được bổ nhiệm làm điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng - Ảnh chụp màn hình
Ngày 14-10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thông báo Robert Destro - trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ, quyền con người, lao động - sẽ giữ vị trí điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng. Vị trí này vốn đã để trống kể từ đầu nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump vào năm 2017.
Theo tuyên bố của ông Pompeo, điều phối viên đặc biệt Destro "sẽ dẫn đầu những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy đối thoại giữa Trung Quốc và Đạt Lai Lạt Ma hoặc các đại diện của ông; bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ độc đáo của người Tây Tạng; và bắt tôn trọng quyền con người của họ".
Hãng tin Reuters bình luận động thái trên có thể sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng. Trung Quốc đã nhất quyết từ chối làm việc với một điều phối viên như vậy của Mỹ, xem đây là hành động can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Quốc.
Ông Pompeo nói rằng Mỹ "vẫn còn quan ngại" về các hoạt động của Trung Quốc với cộng đồng Tây Tạng.
Hồi tháng 7, ông Pompeo cho hay Washington sẽ hạn chế cấp thị thực (visa) cho một số quan chức Trung Quốc dính dáng tới việc ngăn chặn tiếp cận Tây Tạng qua đường ngoại giao và các hoạt động vi phạm quyền con người. Ông còn nói rằng Washington ủng hộ "quyền tự trị có ý nghĩa" cho Tây Tạng.
Mặc dù vậy, ông Trump chưa bao giờ gặp Đạt Lai Lạt Ma từ đầu nhiệm kỳ tổng thống tới nay. Người tiền nhiệm của ông Trump là ông Barack Obama từng gặp Đạt Lai Lạt Ma.
Theo trang The Hill, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Tây Tạng phần lớn được dẫn đường bởi một luật có từ năm 2002, theo đó thúc giục Nhà Trắng khuyến khích đối thoại trực tiếp giữa Trung Quốc và các đại diện của Đạt Lai Lạt Ma. Luật này cũng kêu gọi bổ nhiệm một điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Mỹ muốn đưa Ant Group của Trung Quốc vào danh sách đen
Hãng tin Reuters dẫn các nguồn thạo tin cho hay Bộ Ngoại giao Mỹ đã trình đề xuất thêm Tập đoàn Ant (Ant Group) - một công ty liên kết của tập đoàn Alibaba của Trung Quốc - vào danh sách đen thương mại. Hiện chưa rõ khi nào các cơ quan liên quan của Mỹ sẽ xem xét đề xuất này.
Động thái diễn ra ngay trước khi gã khổng lồ fintech (công nghệ tài chính) này có đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Các quan chức trong chính quyền ông Trump lo ngại các nhà đầu tư Mỹ muốn bỏ tiền đầu tư vào công ty này có thể bị lừa gạt hoặc Tập đoàn Ant sẽ cho chính phủ Trung Quốc tiếp cận các dữ liệu ngân hàng nhạy cảm của công dân Mỹ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận