Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp nhau ở New Delhi - Ảnh:Reuters |
Theo AFP, năm 2008, Mỹ và Ấn Độ ký thỏa thuận cho phép Ấn Độ tiếp cận kỹ thuật hạt nhân dân sự của Mỹ. Tuy nhiên, thỏa thuận này đã bị ngưng lại sau đó do Mỹ quan ngại về các điều luật liên quan đến trách nhiệm pháp lý của Ấn Độ nếu xảy ra tai nạn hạt nhân.
“Tôi vui mừng vì 6 năm sau khi chúng tôi ký kết thỏa thuận song phương, chúng tôi đang tiến tới việc hợp tác thương mại, phù hợp với luật của chúng tôi cũng như của quốc tế” - thủ tướng Ấn Độ Modi nói sau cuộc họp song phương với tổng thống Obama kéo dài hơn 3 tiếng ở New Delhi.
Tổng thống Obama cũng khẳng định hai bên đã đạt được nhất trí về vấn đề hạt nhân dân sự và cam kết sẽ tiến đến thực thi hoàn toàn thỏa thuận này. “Đây là một bước quan trọng cho thấy cách thức chúng tôi có thể phối hợp với nhau để đánh giá mối quan hệ của chúng tôi” - tổng thống Obama nhấn mạnh.
Vấn đề tính pháp lý là vấn đề rắc rối ở Ấn Độ khi giới hoạt động ở nước này vẫn còn quan ngại về mức bồi thường mà công ty Union Carbide ở Mỹ trong sự kiện rò rỉ hóa chất ở một nhà máy ở Bhopal năm 1984, vốn được dự đoán làm thiệt mạng hơn 20.000 người trong thời gian dài hoạt động.
Tuy nhiên, việc thỏa thuận hạt nhân dân sự bị đình trệ là do Đảng Bharatiya Janata (BJP) của thủ tướng Modi phản đối trước khi Đảng này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2014. Thủ tướng Modi cho biết thỏa thuận ban đầu đã tạo ra “những cơ hội kinh tế mới và mở rộng sự chọn lựa của Ấn Độ đối với năng lượng sạch”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận