Bàn giải về quả mướp đắng, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho hay: Trong Đông y, mướp đắng có vị đắng, nhai kỹ thì lại thấy vị ngọt, là loại thực phẩm lành tính, có công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, làm sáng mắt, nhuận tràng, nhuận tỳ, bổ thận, nuôi can huyết, lợi niệu, trừ nhiệt độc và chống mệt mỏi.
Không chỉ trong Đông y mà với Tây y, mướp đắng cũng được chứng minh về tác dụng của mình. Nghiên cứu cho thấy, mướp đắng chứa hàm lượng lớn glycoside giúp giảm lượng đường trong máu, có tác dụng bổ trợ cực tốt với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra loại rau này còn rất tốt trong điều trị những bệnh như cao huyết áp, tim mạch, xơ vữa động mạch, hỗ trợ phòng ngừa ung thư…
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, tuy mướp đắng có nhiều công dụng chữa bệnh, là loại thực bổ dưỡng nhưng dược tính quá mạnh nên không phù hợp cho tất cả mọi người. Đặc biệt là 5 nhóm người dưới đây cần đặc biệt cẩn thận khi dùng mướp đắng.
1. Người mắc bệnh về hệ tiêu hóa
Trong y học, chúng ta không thể phủ nhận về độ dinh dưỡng của loại thực phẩm này. Song nếu ăn quá nhiều mướp đắng có thể gây bệnh tiêu chảy và mắc các chứng bệnh về dạ dày.
Đặc biệt với những người đang mắc bệnh tiêu hóa thì càng không nên ăn nhiều, nếu có thể kiêng hoàn toàn thì càng tốt.
2. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Lương y Sáng cho hay, trong thành phần mướp đắng chứa nhiều hoạt chất làm co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai. Ngoài ra, sản phụ nếu ăn nhiều mướp đắng sẽ gây kích thích tử cung, thậm chí dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng nên hạn chế ăn mướp đắng vì những chất có hại trong loại thực phẩm này có thể lây truyền qua đường sữa mẹ và ảnh hưởng đến bé.
3. Người bệnh huyết áp thấp
Mướp đắng chứa hàm lượng lớn charantin, Polypeptid-P và Vicine nên làm hạ đường huyết, có thể gây ra chứng tụt huyết áp, do đó không tốt cho người bệnh có tiền sử huyết áp thấp.
4. Bệnh nhân mới phẫu thuật
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, mướp đắng có thể làm cản trở quá trình kiểm soát đường huyết ở người, đặc biệt là những người sau phẫu thuật. Để tránh bị ảnh hưởng tiêu cực, bạn nên ngừng ăn mướp đắng trước và sau khi lên bàn mổ 2 tuần.
5. Bệnh nhân tiểu đường
Đối với người bệnh, thành phần trong mướp đắng sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên nếu bạn đang phải dùng thuốc hạ thấp lượng đường thì không nên ăn mướp đắng vì có thể khiến mức đường trong máu xuống thấp hơn mức cho phép, cực kì có hại cho sức khỏe.
Do đó, nếu đang trong quá trình điều trị mà thèm ăn mướp đắng thì hãy dùng xen kẽ cả mướp đắng và thuốc để tránh các tác dụng phụ.
Cần lưu ý gì khi ăn mướp đắng?
- Không uống trà ngay sau khi ăn mướp đắng vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
- Nếu bạn đã ăn mướp đắng trước đó thì không nên ăn kèm các loại hải sản và ngược lại. Bởi lẽ trong thành phần mướp đắng chứa một lượng lớn vitamin C, khi kết hợp cùng asen có trong hải sản sẽ gây ra cảm giác khó chịu, bụng dạ cồn cào, nặng hơn là tạo thành thạch tín – một chất độc có hại cho sức khỏe.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận