Xe
17/05/2023 16:31 GMT+7

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ

Một người Mỹ đã rẽ lối sang một lĩnh vực hoàn toàn khác với những gì anh ta học ở trường, từ kinh doanh sang chế tạo máy bay điện, chỉ vì giấc mơ thuở nhỏ: Muốn ngủ nướng thêm dù chỉ 5 phút.

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 1.

Một trong những nguyên mẫu bay của Ansel Misfeldt đang được thử nghiệm - Ảnh: Irish Times

Ansel Misfeldt, sống ở Florida, Mỹ, là người sáng lập Flyt Aerospace, chuyên về máy bay “trực thăng” (dạng máy bay cất và hạ cánh theo phương thẳng đứng) chạy bằng năng lượng điện (được gọi chung là eVTOL).

Tất cả được khởi đầu từ niềm đam mê thuở nhỏ. “Hồi lớp 8, tôi luôn muốn có gì đó bay trên không trung đưa tôi đến trường, để tôi có thể ngủ thêm 5 phút nữa. Suy nghĩ đó vẫn luôn theo đuổi tôi đến tận cả khi trưởng thành”, anh cho biết.

Sau khi học kinh doanh ở trường đại học, Misfeldt quay trở lại giấc mơ thời thơ ấu và bắt đầu từ từ biến thành hiện thực.

"Mô tô bay" tự chế ở sân sau

Ansel Misfeldt đã bắt đầu tự chế mô tô bay ở sân sau và garage nhà mình. Đứa con tinh thần của anh được gọi là FlytCycle (sau đã trở thành tên công ty). Dù chỉ là hàng tự chế, FlytCycle thực sự không thua kém mô tô bay do một hãng chuyên nghiệp thực hiện.

Chiếc máy bay điện có thể chịu được sức tải 115kg và khả năng tăng tốc 0-100 km/h chỉ trong vòng 5 giây, tương đương một chiếc Lotus Evora 2010.

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 2.

Một trong những nguyên mẫu bay - Ảnh: Flyt Aerospace

Anh làm ra nguyên mẫu đầu tiên chỉ trong 3 tuần. Ban đầu, anh dự tính hoàn thiện trong vòng vài tháng:

“Khi mới bắt đầu, tôi cho rằng sẽ mất khoảng 1 tháng để chế tạo nguyên mẫu đầu tiên, hai tháng để cho ra chiếc thứ hai. Nhưng chỉ mất 3 tuần, tôi đã có thể tự chế tạo thành công chiếc mô tô bay cá nhân mà các kỹ sư tài năng đã thử mà chưa thành.

Có lẽ do tôi gặp khó không sợ, cũng có thể do tôi lạc quan không đặt nặng ‘deadline’ và thành quả. Tôi không chắc nữa”.

Tất nhiên, đó chỉ là nguyên mẫu đầu tiên. Để làm ra FlytCycle hoàn thiện thực sự, anh mất khoảng 3 năm, từ lúc mới bắt đầu cho đến khi cho ra được một chiếc mô tô bay đạt chuẩn.

Nguyên mẫu đầu tiên về cơ bản chỉ là khung thép được hàn lại, gắn thêm động cơ máy bay, bánh răng, dây đai truyền lực.

Nhưng “hóa ra có lý do người ta không sử dụng dây đai trong sản xuất máy bay. Thứ tôi thu được không phải một chiếc mô tô bay được, mà là một động cơ cực kỳ ồn nhanh chóng khiến dây đai bị xé toạc”, Misfeldt kể lại.

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 3.

Trình diễn khả năng của chiếc máy bay điện - Ảnh: Flyt Aerospace

Sau nhiều năm nỗ lực và thử nghiệm hết lần này đến lần khác trong sân sau, cuối cùng Misfeldt cũng thành công.

“Cuối cùng tôi đã có thể khiến chiếc mô tô bay hoạt động, khi đủ lực nâng tôi lên một khoảng cách nhất định so với mặt đất mà không hỏng hóc thứ gì cả”, anh vui vẻ nói.

Trong quá trình thất bại và thử lại đó, Misfeldt cũng từng có giây phút nản lòng. Anh định rải đơn xin việc, gác lại giấc mơ “viển vông”. Nhưng linh tính mách bảo anh hãy thử thêm vài tuần nữa. Trời không phụ lòng người, một chút nán lại đó đã đưa anh đến với chiếc mô tô bay hoàn chỉnh.

Từ dự án trong nhà để xe đến mở công ty

Giờ đây, Misfeldt không những có thể làm ra một chiếc mô tô bay thực sự mà còn tạo ra nhiều “máy bay” nữa thông qua Công ty Flyt Aerospace. Họ đang làm ra những chiếc mô tô bay đáp ứng được nhu cầu, và ngày càng cải thiện.

Từ những chiếc mô tô bay chạy điện chỉ hoạt động được 10-12 phút khi sạc đầy, Flyt tiến tới thời gian bay lên 20-30 phút.

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 4.
Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 5.
Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 6.
Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 7.

Chiếc máy bay điện được đặt tên là Hummingbird (Chim ruồi đỏ) được quảng cáo là một phương tiện thú vị, dễ bay, dễ bảo trì - Ảnh: Flyt Aerospace

Với thời gian sử dụng như vậy, dĩ nhiên Flyt mới chỉ có thể đáp ứng nhu cầu của những người thực sự thích bay hay các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng. Để làm được điều đó, chỉ sản phẩm tốt thôi là chưa đủ, mà còn phải có dịch vụ đi kèm tốt.

“Ví dụ đi nghỉ ở Hawaii hay ở nơi nào đó gần biển, bạn có thể thuê mô tô bay trong một giờ. Nhân viên ở đó sẽ hướng dẫn cách vận hành, đảm bảo khách có thể cất cánh và bay an toàn. Khu vực bay sẽ được đánh dấu bằng phao nổi trên mặt nước, cho bạn có trải nghiệm bay thú vị cùng bạn bè”, Misfeldt nói về định hướng của công ty.

Tất nhiên, đó là mục tiêu gần. Còn xa hơn, họ nhìn thấy tiềm năng vận chuyển dài hạn như bay qua sông hay bay thẳng từ nhà đến nơi làm việc.

"Bạn có thể cất cánh và hạ cánh trên lối vào nhà một cách yên tĩnh và an toàn. Nhưng chắc cũng phải tầm chục năm nữa mới thành hiện thực”, Misfeldt nói.

Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, liệu tầm nhìn của Misfeldt có phải hơi quá xa?

“Có một số người nói rằng mô tô bay như vậy sẽ có chỉ trong 5 năm nữa. Tôi nghe được điều này suốt, nhưng tôi ở trong ngành này đủ lâu để hiểu rằng có thể phải mất tới 10 năm.

Dưới góc độ quản lý, có rất nhiều thứ phải tính toán, từ bảo hiểm đến giao thông hàng không. Rất nhiều vấn đề bên ngoài bản thân chiếc máy bay”, Misfeldt chia sẻ.

Muốn ngủ nướng, tự chế máy bay điện và làm ông chủ - Ảnh 8.

Ngoài máy bay điện phục vụ mục đích di chuyển cá nhân, Flyt Aerospace còn chế tạo cả máy bay không người lái có thể thực hiện nhiệm vụ theo dõi, giám sát - Ảnh: Flyt Aerospace

Misfeldt đã đúng. Dự đoán đó anh đưa ra từ năm 2019, và đến nay, sau 4 năm, mô tô bay và taxi bay hầu như vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Đã có nơi cấp giấy phép để taxi bay hoạt động, nhưng thực tế vẫn là dạng máy bay không người lái và chở hàng hóa, chứ chưa chở người.

Máy bay điện kỳ lạ: Không có cửa, chỉ bay được 30 phút, giá đủ mua BMWMáy bay điện kỳ lạ: Không có cửa, chỉ bay được 30 phút, giá đủ mua BMW

Thật khó để gắn danh xưng cho đúng, nhưng ở Trung Quốc đang rao bán chiếc máy bay điện kỳ lạ gọi là trực thăng thấy không đúng, gọi là drone không thì không hẳn, mà gọi là eVTOL (ô tô bay) cũng thấy sai sai.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên