Mèo nhà đã sống gần gũi với loài người ít nhất 9.500 năm, và hiện nay chúng là con vật cưng phổ biến nhất trên thế giới.
Theo John Grey - triết gia kiêm tác giả nổi tiếng người Mỹ đã có những nghiên cứu, đánh giá chi tiết về mối liên hệ giữa con người và loài mèo. Gần đây, ông vừa cho ra đời tác phẩm Feline Philosophy và gây chú ý về những nhận định con người nên học hỏi gì từ loài mèo.
Ông cho biết, con người thường thích tự cho mình là đặc biệt nhưng chính điều đó lại khiến chúng ta cảm thấy tồi tệ hơn. “Trong khi mèo không có gì để học hỏi từ chúng ta, thì chúng ta lại có thể học từ chúng cách giảm nhẹ gánh nặng liên quan đến việc trở thành con người” - ông nói.
Bên cạnh lời khuyên, tác giả Grey cũng đưa ra nhiều lập luận để chứng minh những gì mình nói là có căn cứ. “Mèo là những con vật theo chủ nghĩa hiện thực tổng quát. Chúng biết khi nào không nên bận tâm: "Đối mặt với sự điên rồ của con người, chúng chỉ đơn giản là bỏ đi và không làm gì cả” - một chia sẻ khác.
“Chúng ta có thể là loài duy nhất theo đuổi nghiên cứu khoa học, nhưng chúng ta cũng là loài duy nhất đã gây ra các vụ diệt chủng một cách có ý thức. Mèo không giống như con người. Khi mèo không đi săn hay giao phối, ăn uống hay chơi đùa, chúng sẽ ngủ" - lại một nhận xét nữa được đưa ra.
Thêm một lí do để loài mèo sung sướng, thảnh thơ: "Không có nỗi đau nội tâm nào buộc chúng phải hoạt động liên tục”.
Theo ông, dù được con người nuôi dưỡng nhưng loài mèo không bao giờ có ý định trở thành một phần trong cuộc sống của con người trong khi loài chó sẽ hành động ngược lại, chúng phục tùng và làm hài lòng chủ nhân một cách vô điều kiện.
Giờ thì bạn đã hiểu tại sao các “boss” chỉ “ngồi yên và không nói gì” cho dù các “sen” có gào khóc, bực bội hay vui sướng tột độ chưa?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận