02/05/2006 05:02 GMT+7

Mua ôtô cũ ở Mỹ

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TT - Trước khi sang Mỹ học tôi được cảnh báo trước rằng nếu không biết lái xe sẽ chẳng đi được đến đâu. Một tháng sau khi đặt chân lên nước Mỹ, tôi bắt đầu lên kế hoạch mua xe hơi với số tiền dưới 2.500 USD.

FBP618k1.jpgPhóng to
Ở Mỹ, ôtô đã qua sử dụng đều có lý lịch rõ ràng để người mua lựa chọn. Trong ảnh: kiểm tra máy ôtô tại một garage - Ảnh tư liệu
TT - Trước khi sang Mỹ học tôi được cảnh báo trước rằng nếu không biết lái xe sẽ chẳng đi được đến đâu. Một tháng sau khi đặt chân lên nước Mỹ, tôi bắt đầu lên kế hoạch mua xe hơi với số tiền dưới 2.500 USD.

Lý lịch rõ ràng

Cứ thứ tư và thứ sáu là tôi lại ra tủ bán báo tự động, bỏ vào hai đồng 25 cent rồi nhấc nắp lên lấy ra tờ báo Columbia Daily Tribune để xem phần rao vặt trong thành phố vì hai ngày này có nhiều quảng cáo rao vặt nhất.

Khi nào thấy được một quảng cáo nào có vẻ phù hợp, tôi ghi lại để hỏi cậu bạn người Singapore tên Paul Teoh làm ở Hội giúp đỡ sinh viên quốc tế của một nhà thờ trong thành phố xem xe nào đáng để xem kỹ. Vì dân Mỹ có vẻ chuộng xe của Hàn Quốc và Nhật Bản nên xe của Mỹ có giá thấp hơn do vậy tôi cứ xe Mỹ mà để ý.

Cứ xe nào Paul thấy được là tôi gọi điện cho chủ xe và hẹn họ mang xe đến để tôi xem hình thức và Paul đi thử kiểm tra máy xe. Chúng tôi đã xem vài xe và chưa xe nào Paul thấy ưng ý vì các xe hoặc đã bị sơn lại hoặc có vết đâm xe. Paul nói là tiền nào của nấy, tiền ít thì kiếm xe hơi khó, còn tiền nhiều thì về sau lúc tôi về nước muốn bán sẽ đỡ mất giá và cũng dễ bán hơn.

Đến một hôm, tôi thấy quảng cáo rao bán một xe Ford Taurus GL bốn chỗ đời năm 1994, xe đã đi được 176.000km, màu trắng, giá 2.000 USD. Trông xe còn rất mới và nội thất xe được giữ gìn sạch sẽ. Donald Rose - chủ của xe, trông ngoài 50 tuổi - là kế toán của một bệnh viện trong thành phố nói rằng số kilômet xe ông hơi cao là vì ông và bố ông thường xuyên lái xe lên Wyoming dịp cuối tuần để săn hươu nên máy xe vẫn còn khỏe lắm.

Một việc rất quan trọng mà bất cứ ai mua xe cũ ở Mỹ cũng làm trước khi mua xe là ghi lại số hiệu xe (VIN - Vehicle Identity Number) để kiểm tra lai lịch xe qua trang web của Hãng CarFax.

Để sử dụng hệ thống CarFax, Paul phải trả 25 USD để trở thành thành viên của hãng trong vòng một tháng. Sau khi điền số VIN nào, CarFax cho Paul một báo cáo chi tiết xe tôi đang định mua có lịch sử tốt, chưa bị đâm lần nào, lái xe chưa bị cảnh sát phạt tiền và xe đã bị mua đi bán lại tổng cộng bốn lần. Ngoài thông tin về xe của tôi, thẻ thành viên của Paul sẽ cho phép Paul kiểm tra thông tin bất cứ xe nào miễn có số VIN trong vòng một tháng.

Kiểm định cũng chỉ định

Ngày hôm sau Paul để xe lại bệnh viện của Donald rồi lái xe của Donald đi đến garage kiểm tra hộ tôi. Hết cả buổi sáng, Paul đem về cho tôi một dự trù sửa xe hết 180 USD cho phanh xe... để xe tôi có thể qua được kiểm định đủ điều kiện lưu thông trên đường. Phải có giấy chứng nhận này tôi mới có thể đăng ký xe được.

Thường thì Cục Ôtô và xe máy (Department of motor vehicles - DMV) của bang Missouri chỉ định một số garage đáp ứng đủ điều kiện thiết bị kiểm tra được phép kiểm định và chứng nhận xe đủ điều kiện lưu thông trên đường. Garage chỗ Paul mang xe đến kiểm tra là một trong những garage như vậy.

Với dự trù chi phí sửa xe, tôi gọi điện cho Donald và bắt đầu cuộc ngã giá của mình. Tôi nói rằng sinh viên không có nhiều tiền, rằng tôi sẽ phải bỏ ra gần 200 USD nữa để sửa xe và rằng tôi sẽ trả ông bằng tiền mặt. Tôi đề nghị ông bán xe cho tôi với giá 1.700 USD. Sau một hồi qua lại, Donald nói sẽ bán cho tôi giá 1.900 USD. Cuối cùng thì chúng tôi đồng ý chia đôi giá, tôi 1.700 USD, Donald 1.900 USD thành 1.800 USD.

Về sau với đúng chiến lược cũ tôi lại mua thêm một chiếc xe Ford Escord 1996 với giá 1.950 USD. Nhưng lần này, tôi tự đem xe đến garage và làm hết mọi việc mà không cần phiền đến Paul nữa.

Trước khi tốt nghiệp về nước, chúng tôi để xe lại cho vợ chồng chị bạn và nói chị đem xe tặng một cơ sở từ thiện nào đó để đến đầu năm sau chị có thể được hoàn thuế nhiều hơn theo chủ trương khuyến khích làm từ thiện thông qua chính sách hoàn thuế thu nhập của Chính phủ Mỹ.

Xìcăngđan về ôtô - đâu là gốc của vấn đề?

Ở Tiệp Khắc hay Trung Quốc gần 20 năm trước, người ta quan tâm trước hết đến việc nội địa hóa ngành ôtô, chứ không phải lắp ráp ôtô, nên ngay từ đầu họ đã phải nghiên cứu rất kỹ hai nội dung cơ bản: dung lượng thị trường ôtô trong nước 10-20 năm tới và các điều kiện chào mời của các hãng ôtô lớn trên thế giới (kỹ thuật, chất lượng, mẫu mã, bảo vệ môi trường, đào tạo bảo đảm mức sống của kỹ thuật viên và công nhân trong nước, cam kết về nội địa hóa, phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước...).

Tiệp Khắc đầu những năm 1990, khi kêu gọi các hãng ôtô đầu tư vào nước này, trước đó họ phải mất nhiều năm làm hai công việc nghiên cứu nói trên và trải qua gần một năm tiến hành đấu thầu mới chọn duy nhất chỉ có một Hãng ôtô Volkswagen của Đức.

VN thì không làm thế. Ta qui định hãng xe hơi A sau một thời gian nhất định phải thực hiện một tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm của mình tại VN. Đồng thời lại muốn tạo sự cạnh tranh đã cho hàng loạt hãng xe hơi khác cùng đầu tư vào VN, mà không nghĩ khi thị trường xe hơi vốn nhỏ bé của VN bị chia sẻ bởi quá nhiều hiệu xe thì không hãng nào lại liều lĩnh sản xuất linh kiện tại VN để thực hiện mục tiêu tỉ lệ nội địa hóa.

Rốt cuộc, không hãng nào thực hiện được cam kết nội địa hóa và khi ta bắt bẻ họ thì họ "phản kích" ai bảo các ông bà mời quá nhiều hãng vào thì dù có "chặt đầu" chúng tôi, chúng tôi cũng không thể làm khác! Cuối cùng, sau cả chục năm ta mới chỉ có ngành lắp ráp ôtô chất lượng thấp, các hãng ôtô nước ngoài được bảo hộ bán xe với giá ngất trời, còn người tiêu dùng với thu nhập thấp hàng chục lần so với các nước lại phải móc hầu bao mua ôtô với giá cao gấp 3-4 lần. Ai chịu trách nhiệm? Lại thêm một minh chứng về tầm nhìn, sự khôn ngoan và trình độ quản lý.

HỒNG VÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên