Diogo Jota - thương binh mới nhất của Liverpool - Ảnh: Reuters
Chính xác thì kỳ nghỉ đông đó bắt đầu vào tháng 2, mỗi CLB có khoảng 2 tuần nghỉ ngơi.
Do khoảng thời gian khác nhau, 20 CLB Premier League chia làm 2 nhóm, một nhóm nghỉ giai đoạn đầu tháng 2, một nhóm nghỉ giai đoạn giữa tháng 2 (để đảm bảo vào thời điểm nào cũng có lịch thi đấu phục vụ khán giả).
Tuy thể thức nghỉ ngơi chẳng giống ai, nhưng dù sao cũng... có nghỉ. Nhưng đến mùa giải năm nay, kỳ nghỉ đông này cũng biến mất vì mùa giải bắt đầu muộn, ban tổ chức buộc lòng phải dồn lịch lại để kịp kết thúc đúng hạn.
Bóng đá Anh từ lâu đã nổi tiếng về độ khắc nghiệt vì có đến hai giải đấu cúp quốc nội, thời tiết giá lạnh, lối chơi hao tốn thể lực... Chẳng hạn Tottenham do đang góp mặt đủ ở mọi mặt trận, nên trong tháng 12 họ phải ra sân 9 trận. Nếu tính đến tháng 2-2021, Tottenham đá 22 trận trong 3 tháng.
Để đối chiếu, hãy nhìn Bayern Munich, dù có mặt trên mọi đấu trường nhưng họ chỉ phải đá 6 trận trong tháng 12 và 18 trận trong giai đoạn tháng 12 đến hết tháng 2. Con số tương tự của Barca cũng chỉ là 8 và 18. Không phải các CLB ở Premier League đá nhiều hơn so với CLB của các giải đấu khác, mà mật độ thi đấu của họ lại dày hơn vào mùa đông - giai đoạn khắc nghiệt nhất về thời tiết và nhiều yếu tố khác.
Mặt khác, Premier League vẫn đang duy trì luật thay 3 người, trong khi hầu hết các giải đấu lớn khác đều cho phép thay 5 người/trận. Thể thức này góp phần mang đến sự hấp dẫn khi những đội bóng lớn không thể tận dụng tối đa ưu thế lực lượng, nhưng cũng càng mang đến nhiều rủi ro chấn thương. Dịch bệnh khiến các cầu thủ có ít thời gian chuẩn bị hơn (nào cách ly, nào phải tập tại nhà...), mà Premier League không cho phép bất kỳ một giải pháp nào để đảm bảo thể lực cho họ. Kết quả ai cũng thấy, số ca chấn thương của các cầu thủ ở Premier League mùa này đã tăng vọt.
Vì vậy, sẽ là một mùa đông khắc nghiệt hơn bao giờ hết với các CLB Premier League...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận