Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - 3h sáng, trời còn tối đen như mực, từng tốp công nhân nông trường cao su thị trấn Ít Ong, Sơn La cần mẫn cạo mủ cao su. Họ đi khi trời còn mờ sương, về nhà khi mặt trời vừa ló rạng.
ơn 170 công nhân ở nông trường cao su Ít Ong (Công ty CP Cao su Sơn La) đang tất bật thu hoạch vụ mủ cao su cuối cùng trong năm. Ai ai cũng háo hức mong chờ mùa cao su bội thu đón Tết.
Năm 2007, 206 hộ dân ở các bản Phiềng Tìn, Nà Trang thuộc thị trấn Ít Ong, huyện Mường La tình nguyện đóng góp 200 ha đất cho Công ty CP cao su Sơn La để trồng cao su.
Kể từ ngày đó, cuộc sống của người dân Mường La gắn liền với cây cao su: ăn cao su, ngủ cao su.
Về đồn cao su từ những ngày đầu tiên, tròn 10 năm chị Quàng Thị Thinh gắn bó với rừng cao su này.
Ở Ít Ong này, giờ nhiều đôi yêu nhau và vợ chồng mới cưới đã rủ nhau vào làm công nhân cao su. Nhiều chị em phụ nữ mới 18, 19 tuổi cũng xin vào đồn điền.
Chị Thinh kể "lứa" phụ nữ đầu tiên đi làm cao su chỉ có 30 người, nay lên đến 56 chị em.
"Hơn 10 năm làm việc ở đây, mình thích nhất được đóng bảo hiểm. Lương của mình đã tăng lên 3,2 triệu đồng/tháng, sau này về hưu có chế độ là ổn định rồi" - chị Thinh khoe.
3h sáng, từng tốp công nhân cao su đi cạo mủ khi trời còn mờ sương. Họ cần mẫn cạo mủ với hi vọng đón một cái tết ấm cúng - ẢNH: HÀ THANH
Ở nông trường cao su này, con em công nhân cao su cũng được đi nhà trẻ, chăm sóc đầy đủ, dịp tết công nhân còn được thưởng lương tháng 13, có quà của công ty tặng. Ai ai cũng háo hức về một cái tết đủ đầy.
Cũng xin vào nông trường cao su từ những ngày đầu, vợ chồng anh Quàng Văn Miền bảo ban nhau gắng cạo mủ, càng cạo được nhiều mủ vợ chồng càng vui. Anh Miền kể vợ chồng cần mẫn chăm cây cao su từ nhỏ, làm cỏ, tưới nước cho cao su lớn lên.
"Đến năm ngoái cây bắt đầu cho mủ, hai vợ chồng lại học cạo mủ. Từ nhỏ có biết cạo mủ là gì đâu, phải mất vài ba tháng mới quen nhưng nhờ có kỹ sư về dạy nên hai vợ chồng học nhanh lắm. Nay làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu, mỗi tháng cũng cạo được 6 - 7 tạ mủ với giá 2.500 đồng/kg" - anh Miền nói.
3h sáng, miền núi Tây Bắc rét cắt da cắt thịt. Bà con dân tộc Thái ở Mường La í ới gọi nhau lên đồn điền cao su để cạo mủ. Trời tối đen như mực, từng đầu người đội ánh đèn pin thoăn thoắt di chuyển qua từng gốc cao su.
Hơn 170 công nhân ở đồn cao su này đều là bà con dân tộc Thái. 10 năm trước, họ đồng ý hiến đất đai của mình và nhận cổ phần trong đồn điền cao su. Nhận lô cao su, người dân chăm chỉ cắt cỏ, chăm bón… Đến năm 2017 cây bắt đầu cho lấy mủ.
Nhanh tay đưa từng lưỡi dao cạo lớp vỏ cao su, hứng lấy những "giọt vàng trắng", vợ chồng chị Vì Thị Phương (thị trấn Ít Ong) mừng rỡ vì cây này cho nhiều mủ.
Chị Phương nói trước đây vợ chồng chỉ biết làm nương rẫy, từ nhỏ biết theo bố mẹ lên nương trồng ngô, trồng sắn.
Anh Hưởng (chồng chị Phương) đứng cạo mủ cạnh bên nhớ lại 10 năm trước gia đình anh nhường nương ngô, nương sắn nên được phân lô cao su với hơn 300 cây.
Anh Hưởng tham gia đồn cao su từ 10 năm trước. Hai năm nay cao su bắt đầu cho lấy mủ, vợ chồng anh mừng rơn vì lượng mủ năm nay nhiều - Ảnh: HÀ THANH
Từ ngày phát cỏ, chăm sóc cao su, anh nhận 120.000 đồng/ngày công, hai vợ chồng cố gắng chăm sóc cũng được 240.000 đồng. Cao su cho mủ gần 2 năm nay, vợ chồng mừng rơn vì lượng mủ nhiều.
Dù làm cao su nhưng thỉnh thoảng vợ chồng cũng nhớ những ngày nông nhàn.
"Làm nương mình thích thì làm, còn làm cao su vất vả hơn vì phải đi đêm, mùi cao su lại khó chịu nữa, nhưng vẫn cố gắng làm vì con cái thôi. Tết này hai vợ chồng sẽ nghỉ mấy ngày cạo mủ để ở nhà đoàn viên với hai con" - anh Hưởng chia sẻ về dự định mấy ngày Tết.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận