25/04/2022 11:09 GMT+7

Mua 1.000 đồng ớt cũng xin 1 túi nilông?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - 'Muốn loại bỏ túi nilông dùng 1 lần, cần đánh vào kinh tế chứ tuyên truyền tác dụng không cao. Tôi thấy có người mua 1.000 đồng ớt cũng xin 1 túi nilông'...

Mua 1.000 đồng ớt cũng xin 1 túi nilông? - Ảnh 1.

Người dân tự đóng thùng giấy đựng hàng hóa mua tại siêu thị MM Mega Market, TP Thủ Đức, TP.HCM do siêu thị không dùng túi nilông (ảnh chụp chiều 22-4) - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Liên quan thông tin từ năm 2026 nước ta sẽ thực hiện xử phạt các siêu thị, trung tâm thương mại cung cấp túi nilông dùng một lần cho khách, bạn đọc Tuổi Trẻ Online tiếp tục có những ý kiến, đề xuất để dần loại bỏ thói quen xài túi nilông dùng 1 lần cũng như các vật liệu nhựa có hại cho môi trường.

Mỗi lần ra đường bây giờ buồn vô cùng vì túi nilông xả gần như mọi nơi, nơi nào có người quét rác thì đỡ, nơi nào nhà người dân tự quét thì họ quét gom đống rồi đốt, mùi khét của nhựa, mùi khói gây ô nhiễm môi trường sống. Cần xử phạt việc xả rác nơi công cộng, nơi nào để xả rác, đốt rác nhiều thì người lãnh đạo chịu trách nhiệm. Người xả rác nơi công cộng nếu không có tiền nộp phạt bắt đi quét dọn 1 tháng vi phạm lần 1, lần sau tăng lên...

Bạn đọc Lê Hoài Nam

Theo bạn đọc Phuong Nguyen, người bán thật ra cũng không muốn dùng túi nilông vì tốn tiền mua, nhưng khách hàng luôn đòi hỏi phải có. 

"Hạn chế sử dụng túi nilông chỉ có ở người có ý thức bảo vệ môi trường, còn đại đa số khi mua hàng dù chỉ có vài ba ngàn như ớt, sả... cũng đòi hỏi người bán cho vào túi nilông. Mỗi người đi chợ dù có xách giỏ thì trong giỏ món hàng nào cũng đựng bằng túi nilông. Tóm lại không sử dụng túi nilông phải đến từ ý thức của từng người", bạn đọc này nhấn mạnh.

Nhiều bạn đọc khác cũng chung ý kiến rằng để giảm dùng túi nilông, nên thay đổi thói quen của người tiêu dùng rồi mới tới thay đổi phương thức của nhà cung cấp. Đồng thời, cũng nên chặn từ gốc như nguồn nguyên liệu để làm túi, đánh thuế thật nặng cơ sở sản xuất túi...

"Tóm lại là đánh vào kinh tế chứ tuyên truyền tác dụng không cao. Tôi từng gặp người mua 1.000 đồng ớt cũng xin 1 túi nilông", bạn đọc Hải Vân nêu. 

Cùng quan điểm, bạn đọc Bùi Văn Ân cho rằng: "Bán túi = giá túi + thuế GTGT + lợi nhuận + thuế bảo vệ môi trường, giá bán bằng 3 lần giá xuất xưởng là vừa hạn chế người mua, vừa có chi phí cải tạo môi trường".

Mua 1.000 đồng ớt cũng xin 1 túi nilông? - Ảnh 4.

Túi nilông vẫn được dùng nhiều tại các khu chợ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đối với siêu thị, bạn đọc dẫn chứng: "Bên tôi từ lúc Metro vào Việt Nam đã để sẵn thùng cactông dư và khách phải mua túi mua sắm dùng nhiều lần để đựng đồ. Túi không dệt đó hiện tại tôi vẫn còn dùng, dù nó nhàu nát nhưng vẫn còn đựng được, không rách. Nên cấm thì cấm triệt để, dùng thùng giấy cho khách hoặc bán túi không dệt dùng nhiều lần. Chứ như Campuchia, Thái Lan bán túi nilông 0,1 USD thì cũng như không".

Cũng có bạn đọc đề nghị phạt cả người đi chợ không đem giỏ theo, "một lần đi chợ về là hàng chục bao xanh đỏ ném vào thùng rác". 

Ngoài túi nilông, bạn đọc cũng mong cấm dùng các loại ly nhựa, chén nhựa, ống hút nhựa, hộp xốp... "Cứ quay lại lịch sử lúc chưa có đồ nhựa ta dùng gì thì giờ dùng giống vậy là ổn", bạn đọc Hoài Nam viết.

Thăm dò ý kiến

Nhằm quản lý chất thải nhựa, bảo vệ môi trường, nước ta dự kiến sẽ xử phạt các siêu thị, trung tâm thương mại cung cấp túi nilông dùng một lần cho khách hàng từ năm 2026. Theo bạn:

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Bớt một túi rác nhựa, có khó không? Bớt một túi rác nhựa, có khó không?

TTO - Rác nhựa nhiều vô số, chúng ở khắp mọi nơi, từ làng quê cho tới thành phố lớn, từ nhà ra đại dương, ruộng đồng, đổ từ nước giàu sang nước nghèo.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên