Các nhà thiên văn học lần đầu tiên phát hiện ra tiểu hành tinh rộng tới 37m, được đặt tên là 2024 BJ vào ngày 17-1. Sau khi tính toán, họ nhận định nó sẽ bay qua Trái đất của chúng ta một cách an toàn mà không xảy ra sự cố, theo trang Live Science.
Theo NASA, 2024 BJ sẽ bay gần Mặt trăng ngay trước 9h sáng giờ EST ngày 27-1 (21h cùng ngày giờ Việt Nam) trước khi phóng qua Trái đất ba tiếng rưỡi sau đó, với tốc độ ước tính 22.850km/h.
Dự tính nó sẽ tới điểm gần Trái đất nhất vào lúc 12h30 chiều EST ngày 27-1 (tức 0h30 ngày 28-1 giờ Việt Nam).
2024 BJ là một tiểu hành tinh gần Trái đất thuộc nhóm Apollo. Nhóm này có hơn 1.600 tiểu hành tinh hiện đã được biết đến và chiếm phần lớn số lượng các tiểu hành tinh có khả năng gây nguy hiểm khi đi ngang qua Trái đất.
Nhưng 2024 BJ không đủ lớn để được coi là nguy hiểm. Trên thực tế, Trái đất dường như an toàn trước các tiểu hành tinh có đường kính hơn 1km, ít nhất trong 1.000 năm tới.
Bạn có thể quan sát tiểu hành tinh này khi nó bay cách Trái đất 354.000km, trên nguồn cấp dữ liệu trực tiếp của Dự án Kính viễn vọng ảo từ 12h15 chiều EST ngày 27-1 (tức 0h15 ngày 28-1, giờ Việt Nam), tại đây.
Sẽ làm chệch hướng tiểu hành tinh
Nếu có một tiểu hành tinh hiện chưa được biết đến tình cờ lẻn tới gần Trái đất chúng ta, chẳng hạn như từ hướng Mặt trời chói lóa, thì các nhà khoa học đã có một số kế hoạch đối phó.
Cụ thể, họ có thể làm chệch hướng tảng đá không gian bằng tên lửa, hoặc có thể bằng vũ khí hạt nhân phát nổ trong không gian. Nhưng hy vọng chúng ta sẽ không bao giờ phải thực hiện một nhiệm vụ như vậy.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận