Hơi lạ, bởi bạn tôi vốn ít quan tâm đến sân khấu và từng cười hềnh hệch, bỗ bã nói với tôi khi tôi mời đi xem kịch: “Sân khấu các ông có gì đáng xem đâu, chỉ suốt ngày quẩn quanh với những chuyện tầm thường mà người ta đã biết...”.
Dường như đó là một nỗi đau đáng để cho nhiều người suy ngẫm. Bố vợ tôi lúc sinh thời cũng nói một câu tương tự. Ông bảo: “Việc viết lách bây giờ sao thấy giống cái cần câu cơm...”.
Nhiều năm nay sân khấu luôn vật vã với sự mưu sinh, với nhiều giá trị giả, nhiều tấm huy chương giả... mà nếu đem ra “chợ” chắc chẳng mấy ai mua. Sản phẩm nghệ thuật, nếu thật sự có giá trị, nên đem phơi giữa bàn dân thiên hạ. Đó là một sàn kịch sàng lọc sự thật - giả, không phân biệt sang hèn, không phân biệt chức danh, hay những “chuyến tàu đêm” không hiện rõ những mặt người ngượng ngập...
Ý tưởng xây dựng Chợ kịch (chokich.vn) của Triệu Trung Kiên và các đồng sự (“Chờ đợi ở Chợ kịch”, “Quả ngọt đầu tiên từ Chợ kịch”, Tuổi Trẻ ngày 16-7 và 12-10) là một ý tưởng khá độc đáo, dùng công nghệ thông tin để phổ cập, xã hội hóa các tác phẩm nghệ thuật. Và không chỉ có công chúng, các đơn vị sân khấu, mà cả các nhà nghiên cứu phê bình nghệ thuật cũng được hưởng lợi từ việc tiếp cận được với các kịch bản văn học.
Nếu Chợ kịch hoạt động hiệu quả, hội tụ được các anh tài, sẽ góp phần xua đi một quan niệm ấu trĩ, lệch lạc - sân khấu không phát triển được là do không có kịch bản hay... Tôi có thể khẳng định trong ngăn kéo của các nhà viết kịch VN không thiếu những tác phẩm hay mà vì nhiều lý do không được dàn dựng trên sân khấu.
Ngay từ khi ấp ủ ý tưởng, Triệu Trung Kiên đã điện thoại rủ rê tôi. Không một chút đắn đo, tôi nói với Kiên: “Em đã làm được điều rất hữu ích cho đời sống sân khấu VN...”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận