TTCT - Nhà ai cũng có bụi, không phân biệt sang hèn… Nhưng bụi trong một ngôi nhà ở Trung Quốc có giống với bụi ở Úc hay Mỹ không? Để tìm câu trả lời, các nhà nghiên cứu khắp thế giới đã chung tay thu thập dữ liệu về bụi bặm trong nhà. Ảnh: Getty Images, iStockphotoÝ tưởng thành hiện thực nhờ sự đóng góp của người dân ở 35 quốc gia. Sau khi hút bụi nhà cửa, họ đã gửi tổng cộng 2.235 mẫu bụi đến nhiều trường đại học khác nhau. Tại đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm trong những đống bụi “bí ẩn” sự hiện diện của thạch tín, đồng, crom, mangan, niken, chì và kẽm. Chúng là những nguyên tố hóa học thường có mặt trong tế bào và mô của động thực vật, nhưng với hàm lượng rất nhỏ và sẽ trở nên độc hại nếu tích tụ quá nhiều.Nghiên cứu, công bố hôm 23-12-2021 trên tập san Environmental Science & Technology, gợi ý rằng việc sống ở một nước có thu nhập cao hay thấp, nhà giàu hay nghèo không quan trọng - tất cả chúng ta đều có thể thu nạp các chất nguy hiểm trong bụi nhà.Điểm danh các mối họaCác yếu tố về môi trường, địa lý và “tiền sử” ô nhiễm của mỗi địa phương có thể tạo ra sự khác biệt tinh vi trong bụi nhà ở nơi này so với nơi khác.Ở New Zealand, nồng độ thạch tín cao tự nhiên khiến cho 1/3 hộ gia đình của nước này phải sống với lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép đối với trẻ dưới 2 tuổi (theo khuyến nghị của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ). Phơi nhiễm với thạch tín có thể làm tăng nguy cơ ung thư, gây ra các vấn đề về hô hấp và chức năng miễn dịch.Còn ở New Caledonia - lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Thái Bình Dương, nồng độ crom, niken và mangan đặc biệt cao là vì đá, đất và các lò luyện niken địa phương. Những mối họa tiềm ẩn trong bụi nhà đó có thể liên quan đến tình trạng gia tăng ung thư phổi và tuyến giáp ở quần đảo này - nhóm nghiên cứu viết trên trang The Conversation.Trong khi đó, so với các nước khác trong nghiên cứu, Úc có nồng độ chì cao, với Mỹ là đồng và kẽm. Chì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ em, còn nồng độ đồng và kẽm cao thì liên quan đến chứng xơ cứng teo cơ một bên.Phải thừa nhận rằng số lượng mẫu bụi gửi về không đồng đều giữa các nước. Trong số 9 quốc gia châu Á tham gia nghiên cứu, dữ liệu từ Trung Quốc là nhiều nhất, nhờ có 111 mẫu bụi; mỗi nước còn lại chỉ thu được từ 1 - 3 mẫu.Chúng ở đâu ra?Khoảng 2/3 lượng bụi trong nhà đến từ bên ngoài, như đất cát bám vào giày dép, phấn hoa hay bồ hóng bay theo gió. Phần còn lại bao gồm vô số tế bào da, lông đã chết và rơi ra từ cơ thể chúng ta hay thú cưng, rất nhiều sợi li ti từ áo quần và các hạt vi nhựa…Còn những nguyên tố hóa học nhắc đến trong nghiên cứu, chúng ở đâu ra? Các nhà khoa học đã xác định được 3 nguồn ô nhiễm chủ yếu: Chì - kẽm - thạch tín liên quan đến các “di sản” xấu xí của thế hệ trước (như khí thải từ xăng pha chì, hoặc lớp sơn pha chì đang bong tróc), kẽm - đồng thì liên quan đến vật liệu xây dựng và mangan bắt nguồn từ đất đai tự nhiên.Những điều kiện quyết định mức độ độc hại của bụi bặm là số tuổi của căn nhà, tình trạng các lớp sơn, có vườn hay không, và chủ nhân có hút thuốc hay không. Một ghi nhận đáng lưu tâm là những ngôi nhà có lối đi ra vườn lại có nồng độ bụi chì và thạch tín cao hơn trong bụi. Những ngôi nhà đã cũ thường có nồng độ tất cả các chất cao hơn - ngoại trừ crom. Theo thời gian, các chất độc hại từ sơn tường bong tróc, ô nhiễm giao thông và công nghiệp, các biện pháp diệt côn trùng và các hóa chất khác dễ tích tụ trong nhà. Tuy nhiên, các yếu tố như kiểu nhà, vật liệu xây dựng, nhiên liệu sưởi ấm dường như không mấy ảnh hưởng đến thành phần của bụi nhà.Các giải pháp gợi ýTheo nhóm nghiên cứu, thường xuyên hút bụi, lau nhà và phủi bụi bằng khăn ẩm có thể giúp giảm các mối nguy từ bụi. Hút bụi cũng làm giảm các chất gây ô nhiễm rất nhỏ, như hạt vi nhựa. Hãy che phủ đất trống trong vườn bằng rơm rạ hay cỏ, để giày dép ở bên ngoài, vệ sinh vật nuôi trước khi cho chúng vào trong nhà.Nếu bạn sống nhiều năm trong một ngôi nhà, hãy đảm bảo các lớp sơn luôn ở trong tình trạng tốt. Khi sơn hoặc cải tạo nhà, hãy tuân thủ các hướng dẫn an toàn hoặc nhờ đến chuyên gia. Nếu bạn có các thú vui liên quan đến chì, như câu cá, bắn súng và đồ thủ công bằng kim loại, hãy cẩn thận hơn, vì chúng có thể phát tán bụi kim loại trong nhà. Không hút thuốc trong nhà cũng làm giảm sự phơi nhiễm với crom và mangan.Khắp thế giới, thậm chí trước cả đại dịch, chúng ta đã dành tới 90% thời gian ở trong nhà. Vì vậy, nghiên cứu nhằm cung cấp các bằng chứng rõ ràng, từ đó hỗ trợ các chiến lược kiểm soát bụi bặm trong nhà.■ Tags: Nghiên cứu khoa họcBụi mịnVệ sinhBụiNhà cửa
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Đại biểu Quốc hội: Điều hòa dân nghèo cũng sử dụng, sao xem là xa xỉ để áp thuế tiêu thụ đặc biệt TIẾN LONG 22/11/2024 Người lao động nghèo ở nhà trọ cũng lắp máy điều hòa, không hiểu sao lại đưa mặt hàng này vào hàng hóa xa xỉ để đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
Độc lạ Đồng Nai: Treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm A LỘC 22/11/2024 Một gia đình ở Đồng Nai treo ô tô cũ trước cổng nhà làm kỷ niệm khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Thiếu phôi bằng lái, xe 'trùm mền' HÀ MI 22/11/2024 Tình trạng thiếu phôi bằng lái đang lan ra nhiều tỉnh thành cả nước. Hệ lụy của thực trạng này là hàng chục ngàn người dân bị "treo bằng" dù thi đậu, có địa phương phải loay hoay đi mượn phôi hoặc bất đắc dĩ tạm dừng kỳ sát hạch.
Chợ Bến Thành là di tích cấp thành phố, ban quản lý cam kết bảo tồn hiệu quả HOÀI PHƯƠNG 22/11/2024 Năm di tích được công bố xếp hạng di tích cấp thành phố gồm trụ sở Cục Hải quan TP.HCM, trụ sở UBND quận 1, chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo và mộ ông Binh Bộ Kiểm duyệt Ty - Thừa vụ lang họ Trần.