TTCT - Tháng 12 này, một cụ bà người Anh và một nữ y tá người Mỹ cùng bận rộn trả lời báo chí, vì họ là nhân vật biểu tượng khi thế giới đánh dấu tròn 1 năm những mũi vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên được tiêm. Minh họa: Instagram/spacelionzCụ bà Margaret Keenan vừa tiêm mũi tăng cường ở tuổi 91 hôm 24-9, và cho biết đang yêu đời, vui sống mỗi ngày, còn cô Sandra Lindsay (53 tuổi) giờ đây nhìn lại việc là người Mỹ đầu tiên tiêm vaccine COVID-19 “với rất nhiều tự hào vì biết rằng tôi đã làm việc của mình để giúp chấm dứt đại dịch này”.Từ lúc cụ Keenan và cô Lindsay cùng ngồi xuống và xắn tay áo lên đến nay, đã có 8,67 tỉ liều vaccine được tiêm trên toàn cầu; mỗi ngày, có khoảng 35,99 triệu liều vaccine được tiêm trên toàn thế giới, theo thống kê của trang ourworldindata.org. Cả Keenan và Lindsay đều tiêm vaccine của hãng Pfizer; giờ đây, đã có 23 vaccine được các nước phê duyệt riêng và 9 loại được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt.Vaccine COVID-19 phát triển nhanh chưa từng có, kết hợp cùng chiến dịch mang vaccine đến mọi người trong một khoảng thời gian ngắn, đã cứu sống rất nhiều người trên toàn cầu. Ở thời điểm này, chúng ta dường như vẫn chưa nhìn thấy điểm kết thúc của đại dịch do đe dọa của biến thể Omicron nhưng càng không thể hình dung trong năm qua, nếu không có vaccinen COVID-19, đời chúng ta sẽ ra sao.Ba điều chắc chắn về vaccineNăm qua, chúng ta biết nhiều hơn về vaccine và có vài điều có thể khẳng định chắc chắn.1. Vaccine có hiệu quảVaccine có hiệu quả với các biến thể được WHO đưa vào nhóm đáng quan ngại (Alpha, Beta, Gamma, Delta). Riêng với biến thể Omicron mới nhất, bước đầu có thể thấy hiệu quả của vaccine và miễn dịch ở những người đã từng bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bị giảm đi. Bộ trưởng Y tế Nam Phi ngày 17-12 cho rằng có thể chính vaccine và tỉ lệ nhiễm COVID-19 cao trong các đợt dịch trước đây đang bảo vệ người dân khỏi các triệu chứng nghiêm trọng do biến thể Omicron.Cần một nghiên cứu toàn diện để có thể đưa ra con số, dù là ước lượng về số người được vaccine cứu mạng. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Mỹ và châu Âu cho thấy, khiêm tốn mà nói thì có khoảng 750.000 người ở hai nơi này được cứu mạng nhờ vaccine COVID-19. Con số này chưa tính đến những người được hưởng lợi gián tiếp nhờ việc vaccine khiến tỉ lệ lây nhiễm cộng đồng giảm đi.Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của WHO tại Geneva, Thụy Sĩ, nêu ra thực tế: “Ở các quốc gia có độ phủ vaccine cao, số ca nhiễm cao không dẫn đến số tử vong cao. Do đó ngay cả khi có những đợt lây nhiễm mới, tử vong vẫn ở mức thấp”.Kể cả trong tình huống xấu, như phải điều chỉnh thiết kế của vaccine để đặc trị một biến thể cụ thể, thì điều này cũng nằm trong tầm tay các nhà khoa học. Pfizer và BioNTech đã phát triển phiên bản vaccine chống biến thể Omicron và Liên minh châu Âu đã nhanh chóng đặt lô hàng này. Sau khi được cơ quan chức năng phê duyệt, các lô vaccine đặc trị Omicron có thể được giao vào quý 2-2022.2. Vaccine an toànDù có một số tác dụng phụ hiếm, các loại vaccine COVID-19 đã được WHO phê duyệt hiện nay rất an toàn và cũng rất tốt trong việc ngăn ngừa các trường hợp nghiêm trọng hoặc tử vong do COVID-19. Nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến các loại vaccine này là rất ít.Những cơ chế hợp tác chưa từng có đã cho phép việc nghiên cứu, phát triển và ủy quyền vaccine COVID-19 có thể diễn ra trong thời gian kỷ lục, nhưng vaccine COVID-19 vẫn trải qua quá trình kiểm tra nghiêm ngặt trong các thử nghiệm lâm sàng và chứng minh được chúng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã được thống nhất về tính an toàn và hiệu quả. WHO và các cơ quan quản lý vẫn liên tục giám sát việc sử dụng vaccine COVID-19 để xác định và ứng phó với bất kỳ vấn đề an toàn nào có thể phát sinh.3. Một mình vaccine không đủ đẩy lùi dịch bệnhMột năm sau khi vaccine xuất hiện, chúng ta đã thấy tiêm chủng là một trong những công cụ kiểm soát COVID-19 tốt nhất, giúp các nước chuyển từ đóng cửa sang mở cửa. Tuy nhiên chỉ riêng vaccine thì không thể chấm dứt đại dịch; vaccine không thay thế cho việc sử dụng khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách an toàn, đảm bảo thông gió cho không gian trong nhà, tránh đám đông và vệ sinh tay. Đây là thông điệp ngay từ đầu và được lặp lại thường xuyên của WHO.Cụ bà Margaret Keenan và y tá Sandra Lindsay Nhìn sang 2022Vì sao vaccine có hiệu quả mà ngày kết thúc đại dịch COVID-19 chưa đến? Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), chúng ta đơn giản đã không tận dụng vaccine một cách tốt nhất để kiểm soát virus.Chiến lược chung mà hầu hết các nước áp dụng là ưu tiên bảo vệ những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, sau đó, làm chậm sự lây lan của dịch bệnh với việc tăng cường độ bao phủ vaccine. Vấn đề là COVID-19 là một đại dịch toàn cầu và cần một chiến lược đối phó thống nhất trên toàn cầu nhưng các thành công lại chỉ ở mức độ quốc gia. Do đó, tỉ lệ ca nhiễm và tử vong có thể giảm xuống thấp ở cấp quốc gia trong một thời điểm nhưng điều này thường chỉ kéo dài cho đến khi biến thể nguy hiểm tiếp theo xuất hiện và một làn sóng dịch bệnh tiếp theo xảy ra .Lý do quan trọng thứ hai là vẫn còn người chưa tiêm vaccine. Nhiều quốc gia đã đạt được tỉ lệ tiêm vaccine rất cao, với trên 90% dân số được tiêm. Các nước giàu như Mỹ, khối Liên minh châu Âu, Anh, Nhật Bản… đã ủng hộ khoảng 2 tỉ liều vaccine COVID-19 thông qua cơ chế “Tiếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19” COVAX nhưng vẫn còn khoảng 3,6 tỉ người trên thế giới, đa số ở các quốc gia nghèo nhất, chưa được tiêm dù là liều đầu tiên.Ngược lại, ở những nước phát triển, có nhiều vaccine thì cũng có những cánh tay không bao giờ chìa ra để tiêm. Khi Mỹ đưa ra quy định về bắt buộc tiêm vaccine với quân nhân, viên chức, nhân viên của các cơ quan lớn, theo báo New York Times, đến cuối tháng 11-2021, có khoảng 8.000 người thà nghỉ làm chứ nhất định không tiêm vaccine.Bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine đã trở thành một vấn đề đau đầu và đau đớn nhất của đại dịch. Một số lượng lớn người chưa tiêm là điều kiện màu mỡ để làm nảy sinh các biến thể mới của virus do điều kiện lây truyền của chúng không bị hạn chế. Virus càng tồn tại lâu trong một quần thể những người chưa tiêm vaccine lớn thì càng có nhiều khả năng xuất hiện các biến thể mới và nguy hiểm hơn.Vaccine COVID-19 cung cấp một số sự bảo vệ chống lại sự lây lan, nhưng nếu dịch bệnh vẫn tăng thì điều đó có nghĩa là lại có nhiều cơ hội để virus tránh miễn dịch hơn và nguy cơ các đột biến và các biến thể mới xuất hiện cũng lớn hơn.Để phá vỡ vòng lặp này, việc phủ vaccine liều đầu cho người dân, bắt đầu từ các nhóm có nguy cơ cao, ở tất cả các quốc gia, phải được xem là ưu tiên toàn cầu, theo WEF. Hiện nay, ở các nước nghèo nhất, nơi mới chỉ có khoảng 6,3% người dân đã tiêm mũi đầu tiên, hàng triệu người vẫn chưa được bảo vệ và gặp rủi ro.Không thể chắc chắn hoàn toàn về tương lai, nhưng dù năm 2022 có thể cười hay mếu vì COVID-19, chúng ta vẫn không thể quên hơn 5,3 triệu người chết trên toàn cầu do dịch bệnh này, kể từ khi nó được ghi nhận đầu tiên ở một thành phố có tên là Vũ Hán.2022 - năm của hy vọngNgày 15-12, tiến sĩ Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho rằng đại dịch COVID-19 có thể kết thúc trong năm tới, khi WHO đạt mục tiêu phủ vaccine toàn cầu (70%) vào giữa năm.Theo đó, chúng ta có thể mong đợi COVID-19 cuối cùng sẽ như bệnh cúm. Bệnh vẫn xảy ra nhưng đa số chỉ có triệu chứng nhẹ. Nếu tiêm đủ vaccine và tiêm nhắc lại, hầu hết sẽ không bị bệnh nặng phải nhập viện mà chỉ cần điều trị, nghỉ ngơi tại nhà. Bệnh có thể sẽ diễn ra theo mùa, đặc biệt là mùa đông. Giá xét nghiệm sẽ hợp lý hơn. Trẻ em, trẻ nhỏ cũng sẽ được tiêm. Nhưng cần chuẩn bị tinh thần là tiêm nhắc lại sẽ là một điều tất yếu của việc sống chung với virus từ năm 2022 trở đi vì hiệu quả bảo vệ của hầu hết các vaccine COVID-19 phổ biến hiện nay đều giảm dần.Các nhà nghiên cứu đang phát triển hơn 300 loại vaccine mới, và thử nghiệm chúng ở các giai đoạn khác nhau. Một số loại vaccine thế hệ tiếp theo trong số này có những ưu điểm lớn so với những loại vaccine hiện nay. Ví dụ, vaccine protein sử dụng protein SARS-CoV-2 để kích hoạt hệ miễn dịch chống lại virus, dễ sản xuất và vận chuyển hơn so với một số loại vaccine hiện nay. Có loại vaccine có thể sử dụng dạng uống hoặc dạng hít tác động trực tiếp vào các mô mà virus đánh chiếm đầu tiên khi nó xâm nhập cơ thể. Tags: COVID-19VaccineTiêm chủngNhìn lại 2021
Đạo diễn Cu li không bao giờ khóc: Thái độ làm nên số phận điện ảnh NGUYỄN TRƯƠNG QUÝ 19/11/2024 1913 từ
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp cho Malaysia THANH HIỀN 22/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp, trong đó có lương thực, cà phê với Malaysia và đề nghị Malaysia hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành công nghiệp Halal.
Phim chiếu rạp Kính vạn hoa tung poster và teaser, nhìn vừa lạ vừa quen THƯỢNG KHẢI 22/11/2024 Kính vạn hoa phiên bản điện ảnh đánh dấu sự tái ngộ của bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long và nhỏ Hạnh, mang đến một không khí tươi vui nhưng không kém phần kịch tính.
VTV lên tiếng vụ xe biển xanh vượt 2 ô tô làm xe tải đi chiều ngược lại lao xuống cống HỒNG QUANG 22/11/2024 'Đài truyền hình Việt Nam lấy làm tiếc về sự việc nghiêm trọng này và sẽ chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng cùng gia đình tài xế xe tải để giải quyết vụ việc theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật', VTV thông tin.
Giữa lúc xung đột leo thang, Nga - Ukraine đạt thỏa thuận đưa 46 dân thường trở lại Kursk THANH HIỀN 22/11/2024 Hàng chục cư dân từ khu vực biên giới Kursk của Nga đã được đưa trở lại quê hương từ Ukraine sau các cuộc đàm phán 'khó khăn' giữa hai bên.