26/01/2022 19:12 GMT+7

Một năm quá khó khăn và thêm nhiều hiểu biết, sao còn 'ngăn sông cấm chợ'?

PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi
PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi

TTO - Chiến lược phòng chống dịch COVID-19 đã thay đổi, không còn "zero F0" nữa mà chuyển sang linh hoạt, không ngăn sông cấm chợ mà thay bằng kiểm soát rủi ro.

Một năm quá khó khăn và thêm nhiều hiểu biết, sao còn ngăn sông cấm chợ? - Ảnh 1.

Người dân được tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Có nhiều lý do dẫn đến thay đổi này, đó là tỉ lệ tiêm chủng hiện đã rất cao, điều đó đã giúp số ca chuyển nặng không nhiều như trước. Tại nhiều tỉnh thành số mắc hiện khá cao nhưng số tử vong và chuyển nặng đã giảm đáng kể.

Chính phủ và Bộ Y tế gần đây đã có nhiều hướng dẫn để địa phương tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết, không yêu cầu xét nghiệm hay cách ly ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Tuy nhiên đây đó vẫn còn những biện pháp chống dịch kỳ quặc, "trên bảo dưới không nghe", như ở Thanh Hóa gần đây làm lán cách ly, hay trước đó có gần 30 gia đình có người về quê ăn Tết ở Thiệu Hóa, Thanh Hóa đã bị chính quyền thôn, xã khóa cửa và… giữ chìa khóa.

Một hành động vừa có thể gây nguy hiểm, vừa thể hiện người tham gia chống dịch không hiểu gì về biện pháp chống dịch.

Bằng giờ này năm ngoái dịch bùng lên ở tỉnh Hải Dương và sau đó là nhiều tỉnh thành, nhưng kể từ làn sóng dịch thứ 4, tức là từ 27-4-2021 đến nay, hiểu biết về dịch, các biện pháp phòng chống, khả năng tiếp nhận, điều trị cho F0 và độ phủ vắc xin giúp chúng ta đối phó với dịch bệnh ở một tâm thế khác, với hiệu quả cao hơn trước đây rất nhiều.

Trong tình hình như vậy, các tỉnh thành đáng lẽ phải tạo điều kiện cho người dân về quê hương ăn Tết sau 1 năm rất khó khăn, thì vừa qua đã có nhiều tỉnh thành có "hàng rào" về xét nghiệm, hay yêu cầu cách ly tại nhà, cách ly tạm thời…, khiến người dân đang chờ mong trở nên hụt hẫng.

Đúng là trong thời điểm có dịch như hiện nay, người dân về quê vẫn phải áp dụng các biện pháp chống dịch, như khai báo y tế, 5K, hạn chế tụ tập, nhưng cũng không thể và không nên thực hiện các biện pháp kiểu "ngăn sông cấm chợ" như trước đây, vừa ảnh hưởng tới làm ăn kinh tế, an sinh xã hội không những cho địa phương mình và cả các địa phương khác và người dân.

Thực tế đã cho thấy có những địa phương dỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật thì số ca mắc lại giảm xuống, việc kiểm soát dịch vẫn rất hiệu quả, kinh tế phục hồi dần.

Đây cũng là những bằng chứng sống động để các địa phương khác có thể gỡ bỏ những rào cản, nhất là trong dịp Tết này.

Dịch COVID-19 đã bước sang năm thứ 3, chúng ta đã có thể chống dịch theo cách chủ động và hài hòa hơn, sao còn "ngăn sông cấm chợ’, làm khó cho đời sống của người dân?

Người dân địa phương Thanh Hóa không còn ở lán cách ly, về nhà theo dõi sức khỏe Người dân địa phương Thanh Hóa không còn ở lán cách ly, về nhà theo dõi sức khỏe

TTO - Trưa 25-1, ông Lê Văn Tuấn - chủ tịch UBND xã Thanh Phong, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) - xác nhận sáng cùng ngày, hơn 20 người không còn ở lều lán để cách ly y tế nữa, mà trở về nhà riêng tự theo dõi sức khỏe phòng chống dịch COVID-19.

PGS TS TRẦN ĐẮC PHU - NGUYÊN CỤC TRƯỞNG CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG - L.ANH ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên