Bên cạnh các bạn “bó tay chịu trận", có không ít bạn đã tùy cơ ứng biến, vạch mặt được bọn xấu.
Phóng to |
* Trần Huỳnh Nhật Thương - sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM: Ít nhất "cứu" được sim điện thoại
Phóng to |
Ảnh: nhân vật cung cấp |
Hôm ấy, mình về nhà hơi trễ (xuống xe buýt thì đồng hồ đã hơn 21g) nên mình quyết định rẽ vào con hẻm để đi tắt về nhà. Mới vào hẻm thì có một nhóm thanh niên lù lù đi phía sau mình. Một lúc sau, nhóm thanh niên đó chạy đến chặn đường mình. Có tất cả ba thằng con trai và một đứa con gái. Nhìn sơ qua, mình biết nhóm này nhỏ tuổi hơn mình. Mình hít một hơi thật sâu lấy bình tĩnh.
Một thằng trong nhóm nói: “Đưa điện thoại đây!”, mình nói: “Sao tao phải đưa tụi bây?”. Thế là chúng đẩy mình vào tường và “khám túi”. Mình thấy tình hình không ổn vì một túi mình đựng điện thoại còn túi kia có số tiền còn nhiều hơn giá trị chiếc điện thoại. Mình nói: “Được rồi, tao đưa điện thoại cho tụi bây”.
Nhóm này lấy điện thoại xong, đi được mấy bước thì tôi tiếp tục thương lượng: “Tụi bây tháo sim điện thoại đưa tao, nó không có giá trị gì với tụi bây! Thêm nữa, nếu tụi bây bán điện thoại mà còn cái sim của tao trong đó thì thế nào tụi bây cũng gặp rắc rối".
May sao, chúng tháo sim trả lại cho tôi. Vậy là tôi không mất đi danh bạ điện thoại quý giá.
Tôi nghĩ khi gặp tình huống khẩn, điều quan trọng là bình tĩnh, quan sát nhanh kẻ xấu để có cách ứng phó hợp lý.
* Bùi Trần Hoàng Anh - sinh viên ngành quản trị kinh doanh Trường Martin -Úc: Nắm chặt tay... kẻ móc túi
Phóng to |
Ảnh: nhân vật cung cấp |
Lần đó, gần nhà mình tổ chức hội chợ và mình quyết định một thân một mình dạo quanh các gian hàng. Đang ngắm nghía các dây cột tóc thì mình có cảm giác như có ai đó đang nhìn mình. Mình quay ngay ra phía sau thì thấy một cô bé trông rất dễ thương cười với mình. Mình cười lại rồi tiếp tục say sưa với những món hàng…
Chỉ tích tắc sau đó, mình cảm nhận có một bàn tay đang luồn vào túi quần mình. Nhanh như chớp, mình chụp lấy bàn tay đó nắm thật chặt. Mình nghĩ lúc này mà đôi co với kẻ móc túi thì khó lòng mà thắng chúng. Thế là mình nắm thật chắc bàn tay đang nằm trong túi quần của mình và kéo đi. Mình kéo rất mạnh, đi thẳng đến chỗ có bảo vệ, mặc kệ cô bé móc túi khóc lóc van xin.
Giao cô bé ấy cho bảo vệ xong, mình thở phào nhẹ nhõm và vô cùng cảm ơn ông anh của mình trước đây đã tư vấn cho mình cách xử lý tình huống khi chạm mặt với kẻ móc túi.
* Đặng Thị Thúy Mai - sinh viên ĐH Ngân hàng TP.HCM: hạn chế đi đường vắng
Khoảng 18g hôm đó, mình đang đi xe máy về nhà ngang qua đường Bắc Hải (Q.10, TP.HCM) thì có 4 người đàn ông đi trên 2 xe máy chặn đầu xe của mình. Mình đang loay hoay thì bất chợt một tên khoe… “của quý”! Rồi một tên khác nói: “Đưa tiền đây!”. Hoảng quá, mình chẳng còn nghĩ được gì nên cứ lấy bóp đưa cho họ (trong bóp có 2 triệu đồng tiền lương mới lãnh).
Chưa hết, một tên còn rờ túi quần mình và móc luôn cái điện thoại di động rồi bỏ đi. Mình như “chết lặng”…
Phải một lúc lâu sau khi bọn cướp bỏ đi, mình mới dám đi tiếp và ghé vào bưu điện để gọi điện thoại cho anh trai đến đón về. Mình hoảng đến mức bấm mãi mới đúng số điện thoại của anh. Sau đó chỉ biết ngồi khóc sau lưng anh khóc.
Chuyện xảy ra hơn 1 năm rồi nhưng mỗi lần nhắc lại, mình vẫn bị ám ảnh. Mỗi lần có việc đi qua con đường đó là mình lại “nổi da gà” vì sợ.
Cách mình chọn để tránh nguy hiểm bây giờ là đi về sớm, không đi đường vắng và nếu có người lạ hỏi han thì sẽ bỏ đi ngay.
Nếu mình được chia sẻ hoặc biết được cách thoát hiểm trong những tình huống như thế thì chắc sẽ không bị ám ảnh như thế này. Mình mong rằng sẽ có những buổi học cách thoát hiểm trong nguy kịch để các bạn trẻ có thêm kỹ năng ứng phó kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.
* Tiêu Thị Anh Đào - sinh viên ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM: Nếu la lên thì sẽ giết ngay!
Phóng to |
Ảnh: nhân vật cung cấp |
Hôm đó, trên đường đi học về mình gặp hai người đàn ông xáp vô hỏi đường. Rồi một người giữ xe đạp của mình, một người giựt dây chuyền trên cổ của mình. Bọn hắn dọa: "Nếu la lên thì sẽ giết ngay!".
Lúc đó, mình chẳng biết phải làm sao cả, cứ đứng im nhìn bọn chúng bỏ đi. Nhưng từ đó đến nay mình vẫn bị ám ảnh. Mỗi lần ra đường cứ có cảm giác có ai đang theo dõi mình với ý đồ xấu. Mình cũng không dám đeo trang sức quý giá ra ngoài đường.
Mình còn tính sắm một roi điện, bình xịt hơi cay mang theo người, đề phòng gặp tên nào có ý đồ xấu thì có cái ứng phó. Những thứ đó không những giúp được mình mà còn giúp được người khác tránh khỏi hiểm nguy bất ngờ.
Mình hi vọng sẽ có những lớp học tư vấn mọi người những tình huống nguy hiểm và cách ứng phó như giữ tâm trạng bình tĩnh, đối phó lại với người có ý đồ xấu, các thế võ phòng thân… Nhất là các lớp học dành cho học sinh, sinh viên - đối tượng có ít kinh nghiệm sống và thường bị bọn xấu tấn công.
* Dương Mỹ Lâm - sinh viên CĐ Phát thanh truyền hình 2 TP.HCM: Vạch mặt hai tên “xin đểu”
Phóng to |
Ảnh: nhân vật cung cấp |
Rất nhiều lần mình đi đổ xăng gặp người xin tiền. Và có một lần mình bị người xin tiền rượt đuổi.
Hôm đó, mình đổ xăng trên đường Nguyễn Trãi (Q.5, TP.HCM) thì có hai người đàn ông đi xe máy đời cũ (người ngồi sau tay bó bột) đến xin tiền đổ xăng. Mình đã cho tiền họ, nhưng vài hôm sau mình lại gặp chính hai người đó đến xin mình tiếp.
Nhận ra họ, mình biết đã gặp người “xin đểu” nên đã nói to: “Ủa, hôm trước anh đến xin tôi thấy anh bó bột tay trái sao hôm nay lại bó bột tay phải!?”. Sau đó, mình lôi máy ảnh ra tính chụp ảnh lại làm tin phản ánh tình trạng này cho mọi người cảnh giác thì bị chúng phát hiện. Chúng la lối nói mình phá chúng và đuổi theo mình.
Rất may hôm đó mình thoát kịp. Sau đó mình có kể lại cho bạn bè nghe thì biết được có rất nhiều bạn cũng từng bị “xin đểu”, thậm chí còn bị gí dao vào cổ đe dọa đòi tiền nữa. Đa số các bạn không biết xử lý tình huống nguy hiểm đó ra sao và chấp nhận đưa tiền cho chúng.
Khi bị người lạ uy hiếp giữa đường, bạn sẽ: STRONG>
Kêu cứu Cố gắng bỏ chạy càng nhanh càng tốt Chôn chân tại chỗ, để kẻ lạ muốn làm gì thì làm Bình tĩnh áp dụng vài kỹ năng thoát hiểm học được Ý kiến khác
|
Bạn có những ý tưởng gì để xử lý những tình huống nguy hiểm? Bạn từng bị kẻ lạ mặt uy hiếp? Mời bạn chia sẻ những tình huống, bí quyết thoát hiểm và gửi về email [email protected], tiêu đề: Bí kíp thoát hiểm. Vui lòng sử dụng font chữ có dấu tiếng Việt. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận