TTCT - Khi Iker Casillas nâng cao chiếc cúp vô địch World Cup ở Johannesburg (Nam Phi) đúng ba năm về trước, mọi người đều chúc mừng chiến thắng của Tây Ban Nha. Nhưng có lẽ người chiến thắng lớn nhất ở giải đấu là chủ tịch Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) Sepp Blatter. Phóng to Chủ tịch FIFA Sepp Blatter tại buổi họp báo đầu tháng 7 về công tác chuẩn bị World Cup 2014 của Brazil - Ảnh: Reuters Dù Blatter đã có bài phát biểu cảm động ở sân Soccer City về “một giấc mơ thành sự thật” và “tinh thần Mandela”, hẳn ông cũng hài lòng không kém khi đã biến World Cup Nam Phi thành “một quyết định khôn ngoan về tài chính và thương mại”. Các kiểm toán viên vừa công bố với World Cup 2010, tổng doanh thu trong chu kỳ bốn năm 2007-2010 của FIFA đã tăng ấn tượng ở mức 65% lên 4,2 tỉ USD, với lợi nhuận đạt 631 triệu USD. Điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức này có trong ngân quỹ 1,3 tỉ USD, một mức kỷ lục. FIFA cười, chủ nhà mếu Tuy nhiên, trong kinh doanh thì có kẻ thắng người thua. Trong trường hợp này người thua là nước chủ nhà. Nam Phi cho tới giờ vẫn chưa trang trải xong những hóa đơn khổng lồ đầu tư cho cơ sở hạ tầng bóng đá ước tính khoảng 3,5 tỉ USD, theo Ủy ban Dịch vụ công ích Nam Phi. Công bằng mà nói, FIFA cũng hỗ trợ ban tổ chức địa phương 526 triệu USD (gồm 226 triệu tiền mặt và 300 triệu chia sẻ tiền bán vé), nhưng đây là khoản đối ứng nhỏ bé so với số tiền mà nước chủ nhà bỏ ra cho các sân bóng mới, nâng cấp mạng lưới giao thông và tăng cường an ninh. Nhìn vào những con số đó và nghe lại phát biểu của ông Blatter ở lễ khai mạc World Cup là điều thú vị. “Chủ nghĩa thực dân trong 100 năm qua đã tới châu Phi để khai thác thuộc địa, lấy đi tất cả những gì tốt đẹp nhất, không hề tôn trọng người dân bản địa. FIFA đang trả lại cho châu Phi” - ông nói. Tất nhiên cũng phải thông cảm cho FIFA, do thành công tài chính của họ ở World Cup sẽ được dùng trang trải cho toàn bộ chi phí của tổ chức trong bốn năm giữa các giải đấu, theo giải thích của tổng thư ký Jerome Valcke. “Chúng tôi không giàu, chúng tôi kiếm được tiền nhờ World Cup, nhưng đó là khoản tiền duy nhất mà chúng tôi có” - ông Valcke nói. Quan điểm này được hãng phân tích tài chính thể thao Sportcal ủng hộ: “FIFA nhanh chóng chỉ ra rằng lợi nhuận từ World Cup của họ sẽ được chuyển sang các giải đấu kiếm được ít tiền hơn như các giải trẻ, World Cup nữ và Confederations Cup”. Các giải này thường thua lỗ nên được bù đắp từ tiền lãi World Cup. Chẳng hạn trong hai năm qua FIFA đã chi 223 triệu USD cho các giải ngoài World Cup, gồm Confederations Cup ở Nam Phi (44 triệu USD), World Cup U-17 ở Nigeria (43 triệu USD), World Cup U-20 ở Ai Cập (21 triệu USD), World Cup U-20 nữ ở Đức (21 triệu USD)… Bản quyền truyền hình tăng đều Trở lại với World Cup, FIFA kiếm được nhiều tiền nhất từ bản quyền truyền hình, đã tăng 85% cho kỳ World Cup 2010 lên mức 2,4 tỉ USD. Theo thống kê của FIFA, hơn 26 tỉ lượt người đã theo dõi các trận đấu ở Nam Phi, và con số sẽ còn nhiều hơn ở Brazil vào năm tới. “Không sự kiện nào có quy mô khán giả lớn đến thế và kéo dài suốt một tháng trời” - Kevin Alavay, nhà phân tích quốc tế của Initiative Futures Sport + Entertainment, bình luận. Hơn 700 triệu người đã xem trận chung kết World Cup 2010 giữa Hà Lan và Tây Ban Nha. Nguồn thu lớn thứ hai là từ các hoạt động bán quảng cáo gắn với bản quyền World Cup, năm 2010 tăng gấp đôi so với năm 2006 lên mức 1,1 tỉ USD. Chính sách mới của FIFA là phân loại các nhà tài trợ thành ba nhóm: đối tác, nhà tài trợ World Cup và nhà tài trợ tầm quốc gia. Những đối tác được chia sẻ quyền lợi cao nhất với thương hiệu gắn liền hàng loạt hoạt động của FIFA và được tiếp cận các gói quảng bá độc quyền gồm Adidas, Coca-Cola, Emirates, Hyundai, Sony và Visa (mỗi hãng trả mức phí hằng năm 24-45 triệu USD). Tám nhà tài trợ gồm những thương hiệu như McDonald’s và Budweiser, chi 10-25 triệu USD/năm, với thương hiệu chỉ gắn liền các kỳ World Cup. Thấp nhất là những nhà tài trợ tầm quốc gia, trả 4,5-7 triệu USD mỗi năm, nhưng chỉ ở nước chủ nhà World Cup. Tags: World CupBản quyềnBóng đáLoan phươngBản quyền truyền hình
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.