TTCT - Những bức tranh mang nét đẹp nhẹ nhàng, thanh khiết như trăng đánh dấu thời chớm nở của nền mỹ thuật Việt chẳng phải như đang chịu tai kiếp từ sàn buôn và thói quan liêu đó sao. Ấn triện vốn là một thành tố trên tranh thủy mặc và thư pháp Trung Hoa. Đối với tác giả, ấn triện vừa là dấu hiệu cá nhân nhưng cũng là phương tiện cho ý tưởng bố cục của bức tranh, bức chữ.Để hiểu về ý nghĩa, chức năng của dấu triệnCác tác giả thường đóng 4 loại ấn: danh chương (tên họ), tự hiệu chương (tên tự, biệt hiệu), nhàn chương (câu chữ đắc ý), niên chương (năm sáng tác, dùng chữ hoặc hình con giáp).Trong lịch sử, nhiều trường hợp khi tác phẩm thoát khỏi tay tác giả, nhiều con dấu khác được đóng lên tranh, hoặc của một văn gia nhân hứng chí đề thêm câu thơ hay lời bình rồi đóng dấu; hoặc một nhà sưu tập đóng thêm dấu chứng tỏ sở hữu. Có nhiều dấu nhất là tranh được vẽ trong cung hoặc được đưa vô cung, mấy vị vua hễ thích là đóng thêm từa lưa các loại dấu.Hiện nay, dấu ấn triện vẫn là thế mạnh của các họa sĩ đương đại Trung Quốc. Họ không chỉ sáng tạo đường nét chữ triện và bố cục trong từng con dấu, tuy để dùng nó với chức năng “chữ ký” nhưng phải có nét độc, lạ. Tiến xa hơn, một số tác giả còn dựng hình hay bố cục tranh theo mô thức ấn triện, hoặc biến hóa mô thức ấn triện thành tranh trừu tượng...Ở Việt Nam, do một phần ảnh hưởng mỹ thuật truyền thống Trung Hoa, nhiều họa sĩ Đông Dương (Trường Mỹ thuật Đông Dương) cũng dùng con dấu đóng lên tranh lụa, tranh giấy hoặc khắc vẽ mô thức ấn triện lên bức sơn mài, bức khắc gỗ.Trên những tranh có đóng ấn triện, một số dễ nhận biết do dấu ấn rõ nét, như tranh của Alix Aymé đóng thêm ấn với hai chữ chân Ái Mỹ [愛美], chữ Ái Mỹ (yêu cái đẹp) vừa như tên hiệu vừa như ký âm tên riêng Aymé.Tranh của Mai Trung Thứ chỉ với ấn triện độc một chữ Mai [枚], họ của tác giả.Tranh của Lê Thị Lựu thì dấu ấn độc một chữ Lựu [榴], với hai kiểu tròn và vuông; hoặc trên nhiều bức sơn mài của Trần Phúc Duyên thì dấu ấn rõ ba chữ họ và tên [陳福緣].Dấu triện không nói dốiTrường hợp dấu triện trên bức Lá thư của Tô Ngọc Vân là hiệu chương với hai chữ 輕倩 (Khinh Thiến: tạm hiểu là Nét đẹp nhẹ nhàng); hai chữ này được xếp trên, dưới trong con triện hình chữ nhật đứng với hai nét viền (song biên), nét chữ màu son (dương văn). Dưới hiệu chương là danh chương không dùng chữ triện mà dùng đồ án đám mây (ám chỉ tên riêng tác giả: Vân), không nét viền (vô biên). Tên Tô Ngọc Vân bằng chữ Hán [蘇玉雲] viết bên dưới cạnh câu thơ “Mai khai tam lưỡng độ, Thư muội ái do lân [梅開三两度,姐妺愛猶憐] (Mai hai ba bận nở, Chị em chạnh nỗi niềm)”.Chữ “Khinh Thiến” với nghĩa “Nét đẹp nhẹ nhàng” có thể là hiệu chương có thể là nhàn chương, tương tự như trong bức Thiếu phụ với hoa sen của Lê Phổ với nhàn chương 4 chữ “Minh nguyệt thanh thân” [明月青身 (thân thanh khiết như trăng sáng)].Để xác định ấn “Khinh Thiến” là hiệu chương, cần tham khảo thêm hàng lạc khoản chữ Hán trên bức lụa Vỡ mộng (Sàn Christie’s Hong Kong gõ 1,1 triệu USD hôm 26-5-2019), tuy hàng chữ viết thảo nhưng có thể định dạng bằng chữ chân là Khinh Thiến Tô Ngọc Vân bút [輕倩蘇玉雲筆] (Khinh Thiến Tô Ngọc Vân vẽ).Les Désabuseés (Vỡ mộng) lụa, 92,5cm x 57cm, 1932) của Tô Ngọc Vân đã bán hơn 1,1 triệu USD (hơn 27 tỉ đồng), tăng gần 400% so với mức sànVới cách viết biệt hiệu với tên riêng liền nhau này, có thể xác định chữ Khinh Thiến đúng là biệt hiệu, cũng là một tên hiệu mà trước giờ chưa nghe nhắc đến trong tiểu sử Tô Ngọc Vân.Điều đáng lưu ý là dấu triện “Khinh Thiến” trên bức ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (BTMTVN) khác với dấu triện trên bức ở Sotheby’s Hong Kong. Trên bức ở Hong Kong, nét khắc ấn rõ quy củ, gần với cách thức ấn thư lại, không giống ấn mang phong cách nghệ sĩ. Còn bức ở BTMTVN tuy không nhìn rõ được phần ấn chương nhưng thấy dạng nét hình như mềm mại hơn.Hình trên: Bức tranh Lá thư ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (nguồn từ tác giả Phạm Long)Bức Lá thư có ấn triện với hàng chữ Hán gồm hai câu thơ và tên tác giả Tô Ngọc Vân (Nguồn: Sotheby's Hong Kong)Thoát ra ngoài hai bức Lá thư đang nói, ở một nguồn khác, trên bức khắc gỗ Thiếu nữ và con mèo (1944), dấu triện rất rõ với hai chữ “Khinh Thanh” [輕清 (Nhẹ nhàng thanh khiết)] và dấu triện tròn “Tô Tử” [蘇子], từ đây có thể xác định lại Khinh Thanh và Tô Tử mới là hai biệt hiệu của Tô Ngọc Vân.Nếu dựa vào ấn triện Khinh Thanh, có thể thấy người chép lại bức Lá thư ở Sotheby’s Hong Kong đã sơ ý khi sao lại ấn triện, làm sai lệch phần bên trái chữ Thanh [清], đây cũng là một chi tiết đáng lưu ý trong việc phân biệt tranh gốc và tranh chép. Ảnh chụp lại bức tranh Thiếu nữ và con mèo 1944. Nguồn từ cuốn "Tranh khắc gỗ Việt Nam", Nxb Mỹ thuật, HN, 1998. (Ảnh: Phạm Hoàng Quân)Nguyễn Sáng hầu như không dùng ấn triện chữ Hán trên tranh, nhưng trên bức Dân quê Việt được gán cho Nguyễn Sáng lại có một dấu ấn vuông liền trên chữ SANG.Dấu ấn này hơi khó nhận dạng, với hai nguyên do: một là nó bị ngược, hai là nét tạo triện khá hoạt. Nếu sao lại trên giấy bóng mờ, đọc từ phía sau tới, có thể nhận định được đây là hai chữ tên tác giả: Đoàn Sang [段郞].Bức Dân quê Việt (Nguồn: Sotheby’s HK)Chữ Sang lại là tên chữ Nôm, vốn mượn chữ Lang [郞] trong chữ Hán, đây là một trong hơn 20 chữ Sang được viết bằng chữ Nôm. Nếu không có chữ SANG quốc ngữ đi kèm dấu ấn, tên người này có thể được đọc là Đoàn Lang.TranhBức Dân quê Việt vẫn đang còn trong danh mục rao bán của Sotheby’s Hong Kong. Những ai thích chơi tranh cũng nên yêu cầu Sotheby’s Hong Kong sửa cho đúng tên tác giả là Đoàn Sang, và có thể mua miễn thấy vừa túi.Lan man đọc mấy con ấn bởi nghĩ rằng dù sao nó cũng là một phần mặt tranh nên cũng là một phần thông tin góp vô sự giám định.Nhân đây cũng cần nói thêm, mới đây một cựu quan chức ở BTMTVN vừa phát biểu một câu rất mê muội và hống hách, rằng “Đứng trước một bức tranh bị nghi ngờ giả mạo thì chứng cứ mạnh mẽ nhất không phải là tính thẩm mỹ, chất liệu hay đường nét mà phải là hồ sơ tác phẩm” (TT 22-9-2019).Đối với loại phát biểu này, phải nói ngược lại thì mới đúng với chân giá trị nghệ thuật. Hồ sơ tác phẩm chỉ là một yếu tố nhỏ trong nhiều yếu tố giám định, nếu như có một bản sao bức tranh bị tráo vào và bức tranh gốc ra đi, thì có phải bộ hồ sơ trong bảo tàng đang đi kèm bức tranh giả?Thời may là bức của Tô Ngọc Vân và bức của Trần Văn Cẩn có bản khác ở bảo tàng (cũng chưa chắc là tranh gốc) nên vị cán bộ BTMTVN có dịp “chém gió”; đặt giả dụ như Sotheby’s Hong Kong nói rằng họ có hồ sơ bức "Dân quê Việt" thì các vị sẽ nói sao? Rồi còn biết bao tranh thật của tư nhân trong ngoài nước lấy đâu ra “hồ sơ” như của mấy vị ở BTMTVN mà khè thiên hạ.Những bức tranh mang nét đẹp nhẹ nhàng, thanh khiết như trăng đánh dấu thời chớm nở của nền mỹ thuật Việt chẳng phải như đang chịu tai kiếp từ sàn buôn và thói quan liêu đó sao.■ Tags: Tranh giảĐấu giá tranhMỹ thuật ViệtTranh chépTranh thậtDấu ấn triện trên tranhSotheby's Hong Kong
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Nga tuyên bố có quyền đưa tên lửa Oreshnik đến châu Á để đối phó Mỹ NGHI VŨ 25/11/2024 Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết Nga có thể triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong phản ứng với các hành động của Mỹ.
Tổng thống Bulgaria thăm Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, trào dâng cảm xúc người lính DUY LINH 25/11/2024 Tổng thống Bulgaria Rumen Radev, người từng là phi công tiêm kích rồi tư lệnh không quân, đã dừng hồi lâu trước chiếc MiG-21 số hiệu 5121 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam.
Thủ tướng Campuchia bác thông tin thiếu vốn làm kênh đào Phù Nam Techo TRẦN PHƯƠNG 25/11/2024 Thủ tướng Hun Manet khẳng định không có bất cứ trở ngại nào về vốn trong việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.