Lãnh đạo bệnh viện đã đến nhà cháu bé ở Cần Thơ để bồi thường một số tiền. Tại sao Bệnh viện Nhi Đồng 1 lại để sinh viên thực tập chích thuốc cho bệnh nhi như vậy? Bệnh nhi bị tử vong là do chích thuốc quá liều?
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng (phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM) trả lời:
- Ngày 22-2, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận điều trị cháu C.G.N., 8 tháng tuổi, được Bệnh viện Cần Thơ chuyển đến với chẩn đoán sốt kéo dài trên cơ địa bé bị suy dinh dưỡng, tim bẩm sinh, di chứng não. Trước đó, bé N. được nhập viện điều trị nhiều lần tại Bệnh viện Cần Thơ và Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Bé N. được nằm phòng bệnh nặng khoa sốt xuất huyết - huyết học và được điều trị với kháng sinh truyền tĩnh mạch, hạ sốt. Trong đêm trực, cơ điều dưỡng trực sau khi chuẩn bị thuốc truyền tĩnh mạch cho bé theo đúng liều lượng đã cho thì có một bệnh nhi cấp cứu khác. Cơ điều dưỡng phải xử trí cho bệnh nhi này, nên một học viên điều dưỡng năm cuối đang thực tập tại khoa thực hiện truyền thuốc cho bệnh nhi.
Tuy nhiên, sai sót ở đây là thay vì truyền tĩnh mạch (mất khoảng 30-60 phút) thì học viên điều dưỡng đã tiêm tĩnh mạch bệnh nhân (mất khoảng 5-10 phút). Sau khi tiêm thuốc xong, bệnh nhi có biểu hiện sốc phản vệ nặng, ngưng tim. Mặc dù êkip trực đã tiến hành điều trị cấp cứu sốc phản vệ nhưng tình trạng bệnh nhi nặng và không qua khỏi.
Bệnh viện đã tổ chức họp hội đồng chuyên môn rút kinh nghiệm và có kết luận về trường hợp này như sau: Đây là trường hợp tử vong nghĩ do sốc phản vệ sau khi tiêm kháng sinh trên cơ địa bệnh nhân bị sốt kéo dài, tim bẩm sinh, suy dinh dưỡng, di chứng não. Việc tiêm thuốc tĩnh mạch có thể là yếu tố góp phần cho sốc phản vệ diễn tiến nhanh và nặng hơn. Bệnh viện đã nghiêm túc rút kinh nghiệm về trường hợp này.
Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa và đại diện của Trường Điều dưỡng đã đến gia đình bệnh nhi để thăm hỏi và chia sẻ với gia đình về sự cố đáng tiếc này.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận