Lãnh đạo TP.HCM dâng hương tưởng nhớ nhà cách mạng Phan Kiệm - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Bà Phan Thu Nga, con gái ông Phan Kiệm, đã thay mặt gia đình bày tỏ lời cảm ơn và niềm xúc động trước sự quan tâm của lãnh đạo TP. Bà Nga cũng cho biết bà và gia đình luôn mong muốn có con đường mang tên Phan Kiệm ở TP.HCM.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang chia sẻ với mong muốn của gia đình ông Phan Kiệm và cho biết sẽ chỉ đạo đưa tên ông Phan Kiệm vào ngân hàng tên đường ở TP.HCM.
Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Trần Lưu Quang bên tư liệu về nhà cách mạng Phan Kiệm - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Ông Phan Kiệm (bí danh Đào Tấn Xuân, Năm Thành, Năm Vân, Năm Xuân) sinh ra trong gia đình nghèo nhưng giàu lòng yêu nước ở làng Nhan Biều, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, năm 16 tuổi được kết nạp vào Đảng, là huyện ủy viên năm 19 tuổi. Năm 20 tuổi, ông là phó bí thư Huyện ủy Triệu Phong.
Cũng năm đó, ông bị địch bắt, bị tù đày ở Lao Bảo rồi nhà lao Buôn Ma Thuột. Sau khi ra tù, ông lãnh đạo khởi nghĩa giành chính quyền ở Đắk Lắk.
Sau đó, ông lần lượt đảm đương các chức vụ: bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk; chính trị viên Mặt trận Quy Nhơn - An Khê; chính ủy Trung đoàn Nam Tiến; chính ủy Trường Lục quân Nam Bộ; quyền tư lệnh kiêm chính ủy Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn...
Đoàn lãnh đạo TP.HCM chụp hình cùng gia đình ông Phan Kiệm - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Từ năm 1954 đến 1957, ông được phân công ở lại miền Nam, tiếp tục nhiệm vụ khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn, phụ trách bí thư liên quận 1-4; ủy viên thường vụ Khu ủy và sau đó là phó bí thư Khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn.
Cuối năm 1957, lần thứ hai ông Phan Kiệm bị địch bắt và đày ra Côn Đảo. Dù bị đòn roi tra tấn dã man, ông vẫn một lòng sắt son trung thành với lý tưởng cách mạng. Năm 1961, ông vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận