Heo giống được cấp năm 2016 cho người nghèo ở Tủa Chùa, Điện Biên - Ảnh: tư liệu |
Đó là chia sẻ của bạn đọc L., người báo thông tin các dự án giảm nghèo ở bốn huyện của tỉnh Điện Biên đã , 160.000 đồng/kg, trong khi giá thị trường không bằng nửa giá đó.
Bạn đọc L. là một trong những người nhận được Giải thưởng “” tháng 5-2017.
“Nếu các dự án mua đúng giá, người nghèo được cấp hai con heo giống mới có hi vọng nuôi heo lớn và giảm được nghèo, nhưng giá đã bị đội lên một cách vô lý nên người nghèo chỉ được cấp một con heo” - bạn đọc này chia sẻ.
Bạn đọc L. cũng bày tỏ: “Ở vùng xa xôi, người dân còn nghèo nên tôi biết mỗi đồng vốn được hỗ trợ cho dân quý giá như thế nào, vậy mà những người thực hiện dự án đã mua heo giống với giá cao, làm lãng phí nguồn vốn có thể giúp được người nghèo. Tôi sẽ luôn đồng hành với Tuổi Trẻ và bạn đọc mọi miền, để có thể góp một phần nhỏ vào việc đẩy lùi những tiêu cực, bất công như vậy”.
Cũng mong muốn góp phần đẩy lùi tiêu cực, ông V., một bạn đọc nhận giải thưởng tháng 5-2017, đã nhiệt tình hỗ trợ phóng viên trong quá trình điều tra, tác nghiệp bài báo ““Chồng xác” xe sang lên xe nát” (Tuổi Trẻ ngày 1-5).
Ông cho biết khi bài báo đăng thì tình hình này giảm hẳn. Tuy nhiên, điều ông trăn trở là Nhà nước nên có chính sách hợp lý về thuế nhập khẩu xe sang, vì hiện nay các loại xe này nhập về Việt Nam có thể bị đánh thuế đến 300% nên mới phát sinh tình trạng “chồng xác” này.
Đừng làm điều trái lương tâm Tôi viết bài “” chỉ trong vòng 60 phút ngay sau khi đọc “” - bài báo kể về những ngày cuối đời khốn khó của một người mẹ trên Tuổi Trẻ ngày 23-5. Với 32 năm làm trong ngành ngân hàng, trong đó có những năm ở vị trí thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng của chi nhánh, tôi cùng bao thế hệ làm ngân hàng chứng kiến rất nhiều câu chuyện thế thái nhân tình của khách hàng vay cũng như bảo lãnh, ủy quyền cho người khác vay tiền. Chúng tôi đã thấy, đã nghe, đã chứng kiến từ không ít đồng nghiệp ở các ngân hàng khác nhau nhiều trường hợp do không thẩm định kỹ, dẫn đến người vay không trả được nợ, tài sản thế chấp bị phát mãi, cưỡng chế thi hành án. Bất kỳ món vay nào cũng có ít nhiều rủi ro, nhưng điều nguy hiểm nhất là có vài trường hợp dù thấy trước khả năng người vay không trả được tiền nhưng vẫn có cán bộ ngân hàng “nhắm mắt” cho vay, để rồi dẫn đến thảm cảnh cho các gia đình khi nhà cửa, tài sản bị cầm cố, phát mãi. Nghề ngân hàng là một trong những ngành mà yếu tố lương tâm nghề nghiệp phải được đặt lên hàng đầu vì đồng vốn của ngân hàng cho vay ra ảnh hưởng đến rất nhiều thân phận con người, từng gia đình cũng như sự ổn định và đi lên của nền kinh tế một quốc gia. Viết bài viết nói trên, cũng là một cách tôi nhắn nhủ cùng một số đồng nghiệp: Đừng vì lợi ích cá nhân mà làm những điều trái với lương tâm nghề nghiệp của mình. (tác giả nhận giải thưởng làm báo tháng 5 từ bài viết “Hãy giúp người già tránh thảm cảnh”) |
Đào sâu bài viết từ các phản hồi Ông Trần Xuân Tiến, tác giả nhận giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ” tháng 5-2017 từ bài báo “”, chia sẻ: “Khi bài báo được đăng tải (đầu tiên trên báo giấy, sau đó có thêm phiên bản online), câu chuyện mới thật sự bắt đầu: ấy là khi người viết nhận được những phản hồi từ các độc giả gần xa thông qua các bình luận, để từ đó làm bài học cho những bài viết tiếp theo". "Đây cũng là dịp để các tác giả nhìn nhận sâu hơn về bản chất của vấn đề, mà có khi trong lúc viết chưa thật sự suy nghĩ thấu đáo, chưa lường trước những ý kiến trái chiều có thể xảy ra”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận