08/04/2017 14:02 GMT+7

​Môn địa lý: không nên học tủ

TRẦN VĂN QUANG (Giáo viên địa lý, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM)
TRẦN VĂN QUANG (Giáo viên địa lý, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM)

TTO - Năm nay, môn địa lý sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm. Vì đề thi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức trải dài toàn chương trình, nên các em không nên học tủ.

Cách học hiệu quả

 Các em cần lưu ý một số điểm sau:

- Sau mỗi bài học, nên trả lời các câu hỏi nhỏ, lưu ý các chi tiết chính yếu.

- Lập sơ đồ tư duy cho từng bài, từng chương, với những nét chính yếu trước.

- Quan tâm các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý - như khí hậu có ảnh hưởng gì đến địa hình, đến sông ngòi, sinh vật ….vị trí có thuận lợi gì trong việc phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng…

- Học từng phần, và học đều, tránh việc học dồn vừa mệt vừa dài vừa khó có hiệu quả. Buổi tối nên ôn lại ngay bài vừa học ban ngày chừng 5 - 10 phút. 

Nếu có thắc mắc nên ghi lại tìm cách giải quyết và nếu cần sẽ hỏi lại thày cô, bạn bè. Đừng để tuần sau mới học. Các em thường đợi đến khi sắp kiểm tra mới ôn bài, nên vừa mệt vừa ít có hiệu quả (bài học bó đũa).

- Học trên Atlat kết hợp với bài học SGK.

Cách làm bài đạt điểm cao

- Trắc nghiệm môn địa có sử dụng ATLAT địa lý Việt Nam, vì thế các em cần nắm vững kỹ năng đọc ATLAT.

- Vì mỗi câu chỉ có 1 phút 15 giây, nên nếu làm câu Atlat (có thể có từ 4 - 8 câu Atlat) mà không quen đọc, các em có thể mất nhiều thì giờ mà vẫn đọc sai.

- Các câu Atlat ta làm sau cùng và làm cùng lúc để khỏi phải mở, đóng Atlat nhiều lần, mất thì giờ.

- Trước hết các em cần thuộc trang 3 cuốn Atlat (các ký hiệu chung) để đỡ mất thì giờ tra lại. Không khó để học trang này.

- Nhớ tên tỉnh thành khác với tên các thành phố. Tên tỉnh và  5 thành phố trực thuộc trung ương được ghi bằng chữ IN HOA màu ĐỎ (hay HỒNG). Còn tên thành phố thuộc tỉnh thì ghi màu đen và font chữ nhỏ hơn. Tên tỉnh thành được phân rõ ở trang 4 và trang 5 Atlat.

- Ngoài ra các em cũng cần nhớ tên 7 vùng kinh tế, 7 vùng nông nghiệp ở trang 17, và trang 18 Atlat.  Trang 17 cho biết vùng và có tên các tỉnh thành (chữ Đỏ) trong mỗi vùng. Các vùng kinh tế cũng được phóng lớn ở các trang 26, 27, 28 và 29. Mỗi trang có 2 vùng kinh tế [trừ trang 27 có 1 vùng là vùng Bắc Trung Bộ.]

- Phần mục lục ở cuối trang 31 cho ta biết trang bản đồ cần tìm. Các em nên lưu ý việc này, thay vì mở từng trang xem coi nó nằm ở đâu. Ta mở mục lục để tìm cho nhanh.

- Sai tỉnh thành.

       Ví dụ: Bờ biển nước ta cong hình chữ S chạy dài từ tỉnh ….. đến …..

            A. Móng Cái - Hà Tiên.                      B. Móng Cái - Cà Mau.                          

            C. Quảng Ninh - Cà Mau                   D. Quảng Ninh - Kiên Giang.

- Nhiều em thấy Atlat rõ ràng là từ Móng Cái - Hà Tiên nên chọn câu A. như vậy là SAI vì Móng Cái, Hà Tiên không phải tên Tỉnh. Ta thấy chữ màu đỏ ở trên gần Móng Cái là Quảng Ninh, và chỗ Hà Tiên chữ đỏ là Kiên Giang.

Vậy câu đúng là D. Quảng Ninh - Kiên Giang.

-  Đọc không kỹ phần ghi chú ở Atlat. Ví dụ: trang 3 về Trung Tâm Công nghiệp có 4 mức giá trị sản xuất công nghiệp (trong trang 21, 26, 27, 28, 29 bài vẽ hình tròn màu đỏ trong có các ngành công nghiệp) còn ở trang 3, họ chỉ vẽ có 4 nửa vòng tròn đồng tâm tương ứng với 4 giá trị : vòng lớn nhất có giá trị sản xuất công nghiệp trên 120 nghìn tỉ đồng, còn vòng lớn thứ nhì là từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. 75% các em bỏ mất chữ trên nên ghi từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng. Cá biệt có em còn ghi 40 đến 120 nghìn đồng (sai đơn vị).

- Các em không lưu ý đến các biểu đồ, lát cắt kèm theo bản đồ cùng trang để nắm số liệu. Ví dụ Atlat trang 13. Cho biết đỉnh Phu Luông cao bao nhiêu. Nếu quan sát Lát cát bên dưới phía trái bản đồ ta thấy núi Phu Luông cao 2.985m (còn tìm trên bản đồ vừa mất thì giờ vừa khó nhìn số độ cao)

- Khác với môn sử, địa lý có các tính toán về số liệu, nên các em cần mang theo máy tính, nếu không sẽ có khó khăn.

- Ví dụ cho bảng số liệu yêu cầu tính tỉ trọng, tính tốc độ tăng trưởng, tính mật độ dân sô, tính năng suất, tính sản lượng, tính bình quân… cần có máy tính.

-               Số loài

Thực vật

Thú

Chim

Bò sát lưỡng cư

Số loài đã biết

14.500

300

830

400

Số loài bị mất dần

500

96

57

62

- Ví dụ cho bảng số liệu SGK trang 59

Để biết chính xác số loài nào bị mất nhiều nhất ta phải tính tỉ lệ %

Vậy loài thú mất nhiều nhất  96 x 100% : 300 = 32%

Thực vật mất ít nhất = 500 x 100% : 14,500 = 3,45 %.

Nhận xét sai về biểu đồ, bảng số liệu

Hình biểu đồ lượng mưa và nhiệt độ Hà Nội và Tp. HCM trang 50 SGK.

1. Quan sát biểu đồ Nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội và TP. HCM. Cho biết nhận xét nào sau đây là đúng nhất.

A. TP. HCM và Hà Nội mưa quanh năm

B. TP. HCM và Hà Nội mùa mưa bắt đầu vào tháng 5

C. TP. HCM và Hà Nội mùa mưa kết thúc vào tháng 10

D. TP. HCM và Hà Nội đều có lượng mưa cao nhất vào tháng 9

Nhiều em chọn câu A. Cả 2 đều mưa quanh năm, vì thấy tháng nào cũng có mưa.

Điều này không đúng: thứ nhất nước ta có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa (mỗi mùa 6 tháng) như vậy không thể có mưa quanh năm.

Thứ hai được xem là lượng mưa vào mùa mưa khi ở vùng nhiệt đới đạt mức 100mm.

Lấy thước kẻ đường 100mm ta thấy Hà Nội mùa mưa từ tháng 5-10 còn TP.HCM mưa dài hơn một tháng từ tháng 5-11.

Giống như các em đi thi được 10 điểm, mà điểm sàn là 15 mới được xét vào đại học, như vậy dưới 15 điểm là không đạt yêu cầu. Cũng vậy dưới 100mm là mùa khô không phải là mùa mưa.

Một điểm nữa là người ta có thể yêu cầu vẽ biểu đồ gì qua bảng số liệu đã cho.

Nhiều em không biết vẽ biểu đồ gì? Cột hay tròn hay đường...

Xin cung cấp cho các em bảng ghi nhớ về biểu đồ sau

CÓ 5 TỪ KHÓA : 1. Cơ cấu   2 . Tỉ trọng    3. Tăng trưởng     4. Phát triển   5 Biến động.

Để biết chắc biểu đồ phải vẽ ta cần nhớ 5 từ khóa và dựa vào số năm để đưa ra kết quả:

Từ khóa

Số năm

Biểu đồ vẽ

 

1.     Cơ cấu hay tỉ trọng

≤ 3 năm

Tròn  (Atlat trang 21, 22)

Ø  3 năm

Miền  (Atlat trang 15, 17)

2, tăng trưởng hay phát triển hay biến động

 

Ø  3 năm

 

Đường (Đồ thị)

3.Không có 5 từ khóa trên

 

Cột     (Atlat trang 15, 20, 21)

4. Từ khóa dài

_ Tốc độ tăng trưởng

 

Ø  3 năm

 

Đường với năm gốc là 100%

Bài có 2 đơn vị - có số năm ≤ 3 năm vẽ biểu đồ cột (Atlat trang 22 , than, dầu, điện)

Bài có 2 đơn vị và trên 3 năm vẽ biểu đồ KẾT HỢP giữa cột và đường (Atlat trang 17, 25)

Nếu không tiện kẻ bảng thì ghi lại như sau:

- Bài có từ cơ cấu hay tỉ trọng và dưới 3 năm ta vẽ TRÒN (xem Atlat trang 21, 22…)

- Bài có từ cơ cấu hay tỉ trọng và trên 3 năm ta vẽ MIỀN (Atlat trang 15, 17)

- Bài có từ tăng trưởng hay phát triển hay biến động và trên 3 năm ta vẽ ĐƯỜNG (hay còn gọi là ĐỒ THỊ)

- Bài không có 5 từ khóa trên thì vẽ CỘT không cần số năm

- Bài có từ khóa dài TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG thì vẽ biểu đồ Đường với năm đầu tiên = 100%

- Bài có 2 đơn vị và dưới 3 năm ta vẽ CỘT (xem atlat trang 22 Biểu đồ Than, dầu, điện)

- Bài có 2 đơn vị và trên 3 năm ta vẽ KẾT HỢP cột với đường (Atlat trang 17, 25)

TRẦN VĂN QUANG (Giáo viên địa lý, Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên