Để người nghèo không phải khổ thêm
Anh Nguyễn Hoàng Thế Thuấn, giám đốc điều hành một công ty trong lĩnh vực thương mại điện tử - người đã cung cấp thông tin về vụ “” (Tuổi Trẻ ngày 5-5), kể: “Khi bố vợ tôi vào khoa cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy, họ bảo sẽ chuyển qua Bệnh viện Răng hàm mặt để mổ.
Nhưng trưa ngày thứ hai, y tá đưa cho gia đình tôi tờ giấy có nội dung được in sẵn, mình chỉ điền vô một vài chỗ trống, đại ý là đơn xin chuyển qua bệnh viện vệ tinh với những dòng rất vô lý như “gia đình chúng tôi yêu cầu được chuyển qua bệnh viện vệ tinh của Chợ Rẫy (Trung tâm Chỉnh hình và phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động (1A Lý Thường Kiệt, Q.Tân Bình, TP.HCM).
Tôi không đồng ý, nói với họ rằng chúng tôi không biết gì về bệnh viện vệ tinh kia. Vả lại, Bệnh viện Chợ Rẫy muốn chuyển thì phải làm thủ tục chứ không thể ép chúng tôi như thế trong khi chúng tôi không được biết bố mình bị gì”.
Tại bệnh viện vệ tinh, thấy những gia đình nghèo phải đóng viện phí quá cao, quá bức xúc, anh Thuấn đã gọi điện thoại báo tin cho báo Tuổi Trẻ. Anh nói: “Tôi chỉ mong Tuổi Trẻ giúp phản ánh vụ việc này để những người dân nghèo không phải chịu thêm khổ từ những dịch vụ cơ bản của xã hội”.
Ngay sau đó, bài viết “Bệnh viện vệ tinh thu phí cắt cổ” đã xuất hiện trên Tuổi Trẻ. “Thông tin của anh Thuấn đã cảnh báo về một thực tế không tốt trong ngành y và có tác động xã hội lớn, thu hút được sự quan tâm của nhiều độc giả. Cảm ơn anh đã dành cho Tuổi Trẻ những tin yêu và trân trọng như thế” - bà Nguyễn Thị Nghiệp, trưởng ban công tác bạn đọc báo Tuổi Trẻ, nói.
Anh Thuấn cho biết thêm: “Tôi gọi cho Tuổi Trẻ vì thường đọc Tuổi Trẻ và biết Tuổi Trẻ thường có thông tin đường dây nóng rất tích cực. Thật sự tôi bất ngờ vì không nghĩ Tuổi Trẻ lại nhiệt tình và nhanh đến như thế”.
“Tuổi Trẻ đã nhanh hơn”
Anh Nguyễn Thanh Quang - người đã gửi clip về tài xế trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương ngày 10-5 - cho biết: “Cứ nghĩ đến báo là nghĩ tới Tuổi Trẻ vì Tuổi Trẻ rất quan tâm đến dân sinh và phản ánh nhiều vấn đề hay, gần gũi với cuộc sống. Người dân được thể hiện tiếng nói của mình trên mặt báo. Khi thấy xe khách chạy ngược chiều, tôi rất giận. Lỡ có chuyện gì thì bao nhiêu tính mạng con người sẽ như thế nào. Dạo gần đây, tai nạn giao thông đang rất nhức nhối. Tôi chỉ mong bạn đọc đông đảo của một tờ báo lớn như Tuổi Trẻ sẽ nhận ra được đó là xe của chủ nào để công an xử phạt”.
Anh Quang hiện là phó giám đốc chi nhánh một ngân hàng ở Long An. Anh cho biết thật ra có tới hai người quay phim lúc đó (anh và một đồng nghiệp). Ngay buổi sáng đó, đồng nghiệp của anh gửi clip cho một tờ báo mạng nhưng không thấy đăng, còn anh tới buổi chiều mới vô mạng và gửi cho Tuổi Trẻ Online. “Tôi đi ra ngoài làm công chuyện chút xíu, trở vô lên mạng đã thấy Tuổi Trẻ Online đăng rồi. Tuổi Trẻ nhận chậm hơn nhưng xử lý nhanh hơn” - anh Quang kể.
Khi được gắn huy hiệu “Làm báo cùng Tuổi Trẻ”, anh Quang tươi cười bảo: “Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã lên tiếng về vụ việc này để những nhà làm luật phải điều chỉnh cho sát hơn với thực tế. Cảm ơn Tuổi Trẻ đã cho chúng tôi thêm tin rằng đó là tờ báo luôn đứng về phía người dân, phản ánh những bức xúc của người dân rất kịp thời, hiệu quả. Tôi sợ tính bàng quan của người dân trong xã hội đô thị khiến người ta chỉ lo việc của mình. Hơn sáu năm nay tôi vẫn thích bài “Cái chết của Lục Vân Tiên” của Tuổi Trẻ (số ra ngày 14-2-2005). Mỗi người hãy giữ một ngọn lửa nho nhỏ cho mình, đừng để nó tắt ngúm”.
Tiến sĩ Vũ Ngọc Long, phó viện trưởng Viện Sinh học nhiệt đới, đã gửi tới Tuổi Trẻ bài viết và loạt ảnh đầy trăn trở về nạn (Lâm Đồng): “Đau xót như thịt da bị cắt” (Tuổi Trẻ ngày 13-5). Trò chuyện trước giờ lên đường tham dự một hội nghị về môi trường tại Bắc Kạn, ông Vũ Ngọc Long chia sẻ: “Rừng đầu nguồn sinh nước nhưng ngày càng bị phá tan nát. Chúng ta đang có nhà cao cửa rộng, có rừng, có nước nhưng con cháu chúng ta sau này sẽ ra sao? Bảo vệ rừng không chỉ bảo vệ cuộc sống của chúng ta mà còn là giữ lại cuộc sống, giữ lại nguồn nước cho con cháu mai sau. Đó là điều tôi luôn trăn trở”. Tiến sĩ Long cũng cho rằng báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh, xây dựng những chính sách về môi trường. Bởi “có khi chính sách thì đúng nhưng thiếu sự giám sát nên khi triển khai xuống dưới thành sai” - ông Long nói. Tối 4-6 trong khuôn khổ hội nghị nhân Ngày môi trường thế giới (5-6), tiến sĩ Vũ Ngọc Long vinh dự nhận giải thưởng Môi trường Việt Nam 2011 về thành tích bảo tồn đa dạng sinh học. |
_______________________
Bạn đọc Nguyên Anh, người đã báo cho Tuổi Trẻ Cuối Tuần thông tin cuộc tranh luận ở Mỹ về việc dạy con của “” (Amy Chua). Sau khi biết tin được nhận giải thưởng “Làm báo cùng Tuổi Trẻ”, Nguyên Anh đã gửi thư này.
Em rất cảm ơn sự tín nhiệm của quý báo. Đề tài “mẹ Hổ” hiện đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ truyền thông của nước Mỹ và đã được đưa đến các trường đại học để bàn luận. Khi gợi ý đề tài này, em mong muốn các bậc cha mẹ sẽ có cách nhìn khách quan hơn trong cách dạy con, đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bản thân là một sinh viên tại Mỹ, em nhận thấy sự khác biệt trong cách giáo dục con cái của người Mỹ so với người Á Đông rất rõ ràng. Điều đó đem lại lợi thế cho các học sinh châu Á, nhưng đôi khi đó cũng có hại. Sự kết hợp Đông - Tây một cách cân bằng, theo em, có thể tạo ra một phương pháp dạy con hợp lý và hiệu quả hơn.
Em hi vọng sẽ có cơ hội hợp tác với quý báo trong thời gian tới. Chúc báo Tuổi Trẻ ngày càng phát triển và tiếp tục giữ vai trò là tiếng nói của thế hệ trẻ Việt Nam.
Chân thành cảm ơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận