Chương trình được Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT và Quỹ Unilever Việt Nam phối hợp tổ chức tại trường tiểu học Nguyễn Trung Kiên (Vũng Liêm, Vĩnh Long).
Theo bà Hương, hiện nay trên toàn thế giới có hàng tỉ người chưa có hà vệ sinh, 892 triệu người đang phóng uế bừa bãi, 4,5 tỉ người không có nhà vệ sinh an toàn, 1,8 tỉ người sử dụng nguồn nước có thể bị nhiễm chất thải người và 62.5% người không được tiếp cận với điều kiện vệ sinh an toàn.
Điều này đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn chất thải từ con người không được thu gom, xử lý dẫn đến ô nhiễm nguồn đất, nước.
Tại nước ta, theo báo cáo tổng hợp từ 63 tỉnh, thành năm 2017, tỉ lệ nhà vệ sinh đúng chuẩn tại nông thôn tăng lên gần 12,8% trong vòng 10 năm, góp phần giảm tỉ lệ mắc các bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường, ngăn chặn được các bệnh dịch nguy hiểm.
Tuy nhiên thực tế còn có sự chênh lệch lớn về tỉ lệ nhà vệ sinh đúng chuẩn giữa các vùng miền. Nhiều tỉnh có tỉ lệ nhà vệ sinh đúng chuẩn hộ gia đình đạt thấp dưới 50%, tỉ lệ phóng uế bừa bãi vẫn ở mức gần 2% trên toàn quốc.
Nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan, điểm tham quan du lịch, bến tàu, bến xe, nơi công cộng… thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đạt chuẩn.
Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, ước tính mỗi năm nước ta mất đi khoảng 16.000 tỉ đồng do... vệ sinh kém.
Từ năm 2013, Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận ngày 19-11 hàng năm là ngày nhà vệ sinh thế giới với mục đích thúc đẩy các hành động đảm bảo mọi người đều được tiếp cận với nhà vệ sinh an toàn vào năm 2030.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận