Nhà người dân bị ngập trong cơn mưa chiều tối 19-5 - Ảnh: HỮU KHOA
Kết quả khảo sát được chia sẻ tại hội thảo "Tác động của ngập lụt tới kinh tế xã hội của TP.HCM và chiến lược tích hợp để nâng cao khả năng thích nghi và ứng phó" do Trung tâm công nghệ môi trường tổ chức sáng 20-6.
Khảo sát được thực hiện trên địa bàn quận 7 với nhiều nhóm đối tượng, người dân, hộ buôn bán và xí nghiệp…
Theo đó, thiệt hại do đối với hộ dân là 12,9 triệu đồng, hộ buôn bán là 13,4 triệu đồng. Những thiệt hại trên bao gồm chi phí sửa chữa tường, sàn nhà, vật dụng trong gia đình, khám chữa bệnh…
Đối với các xí nghiệp, thiệt hại do ngập lên hàng chục triệu đồng do bị hư hại nguyên vật liệu, thiết bị sản xuất…
Đó là chưa kể tình trạng ngập nước gây kẹt xe, người dân phải nghỉ, trễ giờ làm việc được tạm tính theo mức độ ngập từ 10-100cm, tương ứng thiệt hại từ 10-90 tỉ đồng.
Các đại biểu tại hội thảo sáng 20-6 - Ảnh: QUANG KHẢI
Tại hội thảo, TS Đỗ Văn Lĩnh - Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam, tiếp tục cảnh báo tình trạng lún mặt đất ở TP.HCM là nguyên nhân gây ngập lụt đô thị nặng hơn.
Từ kết quả nghiên cứu của mình, TS Lĩnh khẳng định địa chất TP.HCM nằm trên vùng đứt gãy sông Sài Gòn, tình trạng lún xảy ra không đều, lún nặng ở những nơi cấu tạo là trầm tích holocen (vùng quận 2, 7, Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Tân, Bình Chánh) có tốc độ lún cao nhất 2,4mm-5,6mm/năm.
TS Lĩnh khẳng định khai thác nước ngầm là một trong những nguyên nhân gây lún. Nguyên nhân quan trọng hơn là quá trình phát triển đô thị, gia tải quá lớn trên nền đất yếu.
Vì vậy theo ông, để chống ngập bền vững, cần phải "nương theo tự nhiên", những vùng lún mạnh, ngập nhiều có thể phát triển thành những khu đô thị sinh thái.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận