|
Và cũng từ thừa nhận của ông Dương Nghiệp Chí rằng "thể thao trường học ở VN kém nhất Ðông Nam Á", nhiều bạn đọc đã chỉ ra những yếu kém của thể thao trong nhà trường, từ đó cho thấy rất khó có thể có được nhân tài thể thao tỏa sáng từ nhà trường. Cùng với nhiều bạn đọc khác, bạn đọc T.Phước đưa ra những dẫn chứng thực tế ở nhiều nhà trường: "Trường học ở VN ít quan tâm đến thi thố thể thao, hoặc cũng chỉ là cho có lệ. Việc đầu tư sân bãi, công trình phục vụ thể thao rất kém, trường nào có sân cỏ để đá bóng đã là ngon, nói chi đến đường piste, nhà thi đấu, bể bơi... Học sinh học xong ở trường là phải chạy sô đi học thêm cả ngày, còn thời gian đâu luyện tập thể thao, tham gia câu lạc bộ".
Khi đặt vấn đề thể thao học đường ở VN, nhiều bạn đọc cho rằng chắc chắn chúng ta sẽ nhận được câu trả lời từ những người có trách nhiệm là "thiếu tiền". Liệu có đúng không? Bạn đọc Nguyễn Tuân Tử không đồng tình: "Nói thiếu tiền thì cũng không hẳn đúng. Cần nhìn lại chủ nghĩa thành tích, sự thờ ơ đã đưa thể thao đi khỏi cuộc sống của người dân. Phải làm sao để khơi dậy sự đam mê thật sự của một con người, một vận động viên, khi đó tài năng thiên bẩm sẽ xuất hiện trong chốn đông người. Chứ như cơ chế hiện nay, không ai yên tâm chơi thể thao thành tích cao".
Mùa Olympic ấn tượng với nước chủ nhà Anh và thất bại với đoàn thể thao VN đã khép lại. Chuyên trang Olympic trên TTO (olympic.tuoitre.vn) đã hoàn tất nhiệm vụ đưa tin nhanh nhất đến bạn đọc, chân thành cám ơn độc giả đã theo dõi thời gian qua và đóng góp nhiều ý kiến thiết thực. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận