28/11/2020 11:18 GMT+7

Mơ những chuyến đi xa

MẬU TRƯỜNG
MẬU TRƯỜNG

TTO - Sinh ra trong một gia đình nghèo quanh năm chỉ quanh quẩn trên dải đất cù lao, cô học trò Phan Thị Mỹ Duy có một ước mơ cháy bỏng đó là những chuyến đi xa để khám phá hết vẻ đẹp của thiên nhiên.

Mơ những chuyến đi xa - Ảnh 1.

Hai mẹ con Mỹ Duy bên nhau những ngày cuối tuần - Ảnh: M.TRƯỜNG

Duy chọn ngành du lịch của Trường ĐH Tiền Giang cũng vì vậy.

Trong căn nhà tình thương nằm gần đường thuộc ấp Phú Thạnh, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, chị Lê Thị Tuyết Nhung, 43 tuổi, bước những bước khó nhọc để chuẩn bị bữa cơm cho đứa con gái duy nhất của chị - Phan Thị Mỹ Duy.

“Mỹ Duy rất ham học và học giỏi. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn gia đình làm thủ tục vay vốn ưu đãi để có tiền xoay xở việc học cho Duy.

Bà NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG (trưởng ấp Phú Thạnh, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)

Có sức mà học

"Dù nhà không còn gì quý giá, tui cũng ráng lo cho con được bữa ăn đàng hoàng, ăn để có sức mà học. Hồi trước tui làm dữ lắm, nhưng kể từ khi mang bầu Mỹ Duy tôi phát bệnh động kinh. Đến bây giờ không biết bao nhiêu lần chết hụt" - chị Nhung kể.

Cuộc sống êm đềm của chị Nhung - anh Tuấn (ba của Duy) chỉ được 6 năm. Khi Mỹ Duy được 5 tuổi, anh Tuấn phát hiện bị ung thư máu. Số tiền dành dụm mấy năm trời của hai vợ chồng nhanh chóng hết bởi những lần khám, bốc thuốc. Cũng trong năm đó, anh Tuấn mất, hai mẹ con Duy mất đi trụ cột, khăn gói về quê ngoại nương thân.

Căn nhà tình thương là từ số tiền chính quyền địa phương hỗ trợ và những ngày công miễn phí từ các cô chú, anh chị, những người hàng xóm tốt bụng chung tay. "Nếu không có được sự giúp đỡ của những tấm lòng bác ái thì không biết Mỹ Duy có còn được đến trường đến tận bây giờ không nữa" - chị Nhung chia sẻ.

Hành trình nuôi con khôn lớn của chị Nhung đầy mồ hôi, nước mắt. Chứng động kinh của chị Nhung ngày càng nặng, có khi một ngày chị bị co giật đến ba lần nên không thể chở con gái đi học được. Lúc nhỏ thì nhờ ông ngoại chở, lớn lên thì có thím chở, cũng có lúc Mỹ Duy tự đi học bằng xe đạp.

Khát vọng bay cao, bay xa

Suốt 12 năm học, hầu như năm nào Mỹ Duy cũng đạt học sinh giỏi, học sinh khá và luôn nằm trong top đầu của lớp. Bạn chọn học ngành du lịch của Trường ĐH Tiền Giang với số điểm xét tuyển THPT quốc gia 21,2 điểm.

Trong thư gửi đến chương trình học bổng "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ, Mỹ Duy viết: "Hiện giờ thu nhập chính của gia đình là tiền trợ cấp hằng tháng của xã dành cho người mồ côi và khuyết tật thần kinh là 1,2 triệu đồng/tháng. Mẹ làm thuê và lãnh hạt điều về làm để kiếm thêm thu nhập".

Những năm tháng học cấp II, cấp III, hầu hết các thầy cô giáo dạy thêm cho Duy miễn phí. "Nhưng lên đại học, mọi thứ đều tốn tiền, với thu nhập ít ỏi thì chắc chắn thiếu trước hụt sau. Mình cũng đã tính rồi, mình sẽ đi làm thêm để phụ mẹ" - Duy nói, ánh mắt ngời lên vẻ tự tin.

Tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần, Mỹ Duy ngoài việc học bài còn làm hết việc trong nhà để mẹ nghỉ ngơi. "Mình không muốn mẹ vất vả thêm nữa, sức khỏe mẹ cũng đã yếu. Mẹ đã gánh luôn phần việc của cha để lo cho mình. Mình chỉ mong học được thật nhiều kiến thức, đi làm đảm bảo được cuộc sống gia đình và thực hiện được những chuyến đi xa để khám phá hết vẻ đẹp của quê hương" - Mỹ Duy vừa nói vừa lau sạch ngôi mộ của cha.

"Mỹ Duy rất ham học và học giỏi. Hiện chúng tôi đang hướng dẫn gia đình làm thủ tục vay vốn ưu đãi để có tiền xoay xở việc học cho Duy" - bà Nguyễn Thị Kiều Trang (trưởng ấp Phú Thạnh, xã Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) cho biết.

"Tiếp sức" cho 70 tân sinh viên

Ngày 28-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Tiền Giang, Bến Tre tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 70 tân sinh viên vượt khó học giỏi của hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trúng tuyển ĐH, CĐ có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là điểm trao thứ 4 của "Tiếp sức đến trường" năm 2020, thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ.

Năm nay, CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tài trợ kinh phí học bổng hơn 700 triệu đồng, mỗi suất học bổng có trị giá 10 triệu đồng và suất đặc biệt là 15 triệu đồng. Công ty Nestle VN tài trợ quà tặng cho tân sinh viên.

CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre, CLB Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre là nơi tập hợp những người con xa quê nhà mong muốn được trở về tiếp sức, thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê hương mình. Đây cũng là năm thứ 17 CLB đồng hành tiếp sức cho tân sinh viên quê nhà. Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng, nhiều thành viên của CLB còn nhận nuôi, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm... cho tân sinh viên xa nhà.

Năm 2020, chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ tổ chức trao học bổng theo khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Hơn 1.000 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được tiếp sức, tổng kinh phí học bổng hơn 11 tỉ đồng.

Mời bạn đọc xem danh sách các nhà hảo tâm ủng hộ cho tân sinh viên Tiền Giang - Bến Tre 2020 trên trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay.

"Tiếp sức" cho 70 tân sinh viên

Ngày 28-11, báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Tiền Giang, Bến Tre tổ chức lễ trao học bổng "Tiếp sức đến trường" dành cho 70 tân sinh viên vượt khó học giỏi của hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre trúng tuyển ĐH, CĐ có hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là điểm trao thứ 4 của "Tiếp sức đến trường" năm 2020, thuộc chương trình "Vì ngày mai phát triển" của báo Tuổi Trẻ.

Năm nay, CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tài trợ kinh phí học bổng hơn 700 triệu đồng, mỗi suất học bổng có trị giá 10 triệu đồng và suất đặc biệt là 15 triệu đồng. Công ty Nestle VN tài trợ quà tặng cho tân sinh viên.

CLB Tiếp sức đến trường Tiền Giang - Bến Tre, CLB Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre là nơi tập hợp những người con xa quê nhà mong muốn được trở về tiếp sức, thắp lửa cho các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn tại quê hương mình. Đây cũng là năm thứ 17 CLB đồng hành tiếp sức cho tân sinh viên quê nhà. Bên cạnh hỗ trợ suất học bổng, nhiều thành viên của CLB còn nhận nuôi, hỗ trợ kinh phí sinh hoạt, phương tiện đi lại, việc làm... cho tân sinh viên xa nhà.

Năm 2020, chương trình "Tiếp sức đến trường" của báo Tuổi Trẻ tổ chức trao học bổng theo khu vực: miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh thành phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Hơn 1.000 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được tiếp sức, tổng kinh phí học bổng hơn 11 tỉ đồng.

Mời bạn đọc xem danh sách các nhà hảo tâm ủng hộ cho tân sinh viên Tiền Giang - Bến Tre 2020 trên trang quảng cáo của báo Tuổi Trẻ ngày hôm nay.

Ân tình tiếp sức để Cơ đến trường

dinhvanco

Đinh Văn Cơ hiện đã là sinh viên năm hai với thành tích học tập loại giỏi - Ảnh: MINH PHƯỢNG

Những ngày này một năm trước, câu chuyện về cậu tân sinh viên Đinh Văn Cơ trong bài viết "Cậu học trò 3 năm sống một mình trong ngôi nhà nát đậu đại học công nghệ thông tin" đăng báo Tuổi Trẻ ngày 14-9-2019 khiến nhiều bạn đọc xúc động.

Một năm trôi qua, Cơ giờ đây đã là sinh viên năm hai của Trường ĐH Công nghệ thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM. Quả ngọt đầu tiên Cơ gặt hái được ở giảng đường là kết quả năm học vừa qua đạt loại giỏi (8.45). So với những năm cấp III một mình sống trong căn nhà nát ở Đồng Tháp thì Cơ bây giờ tự tin và trưởng thành hơn rất nhiều.

"Thật hạnh phúc khi lúc đó em nhận được học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ. Học bổng đã giúp em có đủ tiền đóng học phí và các chi phí cho năm học. Ngoài suất học bổng, sau bài viết của chị phóng viên Ngọc Tài, em nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ của các nhà hảo tâm, thầy cô, bạn bè" - cậu sinh viên tâm sự. Cơ vẫn nhớ như in ngày được các anh chị của chương trình "Tiếp sức đến trường" nhắn đến tòa soạn, sau đó đưa bạn đến ngân hàng làm sổ tiết kiệm. Số tiền hơn 60 triệu đồng là tấm lòng của rất nhiều bạn đọc thông qua báo Tuổi Trẻ với mong muốn tiếp sức cho sinh viên Đinh Văn Cơ yên tâm vào giảng đường.

Cùng đó, xúc động với hình ảnh cậu bé ốm nhom đen nhẻm, một nhà hảo tâm muốn sửa lại ngôi nhà ấy cho Cơ. Sau khi suy xét vì Cơ đã lên TP.HCM học tập nên nhà hảo tâm này quyết định mua tặng một chiếc xe máy. Có chiếc xe này, cậu bạn thuận tiện hơn trong việc đi học, đi làm. Công việc mà Cơ có được cũng chính là sự hỗ trợ của một giám đốc công ty phần mềm.

"Anh ấy đọc báo biết hoàn cảnh của em đã liên lạc kêu em về công ty của anh. Khi đó mới đầu năm nhất, em chưa có kiến thức về công việc nhưng anh vẫn cho em vào công ty. Các anh chị trong công ty giúp đỡ em rất nhiều. Mỗi tuần, ngoài giờ học, em sẽ đến công ty học việc 1-2 ngày. Song song việc học ở trường thì được đến công ty làm là cơ hội rất lớn với em. Hằng tháng em còn được anh hỗ trợ chi phí sinh hoạt" - Cơ hạnh phúc kể.

Những cánh tay nối dài giúp cậu sinh viên bớt đi gánh nặng kinh tế, có thêm sức mạnh, niềm tin đi về phía trước. Cậu bạn gửi lời cảm ơn đến báo Tuổi Trẻ và những nhà hảo tâm đã tiếp sức: "Em cảm thấy mình rất may mắn. Em luôn biết ơn các cô chú, anh chị đã giúp em, đặc biệt là báo Tuổi Trẻ cũng như chị Ngọc Tài đã viết bài về em. Học bổng Tiếp sức đến trường đúng như tên gọi của nó đã tiếp sức giúp em hoàn thành chương trình đại học. Sau này có thể tìm được một công việc tốt, em sẽ hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn như mình. Em sẽ cố gắng thật nhiều hơn nữa để không phụ lòng giúp đỡ của mọi người".

Mùa tiếp sức đặc biệt: Rưng rưng người khó giúp người khó hơn Mùa tiếp sức đặc biệt: Rưng rưng người khó giúp người khó hơn

TTO - Gọi đây là 'Mùa tiếp sức đặc biệt' vì không chỉ tân sinh viên, cả thầy trò, nhất là ở vùng lũ cũng kiệt quệ, còn các nhà hảo tâm cũng đang vật lộn với khó khăn vì đại dịch COVID-19. Nhưng dù có khó, tấm lòng vẫn mở rộng...

MẬU TRƯỜNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên