TTCT - Giấc mơ mua nhà gần như đã tan biến khi những áp lực tài chính đang đè nặng trên vai thế hệ trẻ tại nhiều quốc gia. Họ tìm đến những lựa chọn kinh tế hơn, chẳng hạn thuê nhà có chất lượng. Ảnh: Money.comKhông phải thế hệ thanh niên hiện nay không muốn sở hữu nhà. Chẳng qua, mục tiêu này ngày càng trở nên bất khả đối với họ.Mua nhà là việc chỉ dành cho người giàuTại Úc, hoàn cảnh kinh tế hiện tại đang làm sụp đổ niềm tin bấy lâu rằng mua một ngôi nhà là phần thưởng xứng đáng cho một cuộc sống làm việc chăm chỉ. "Những người trẻ vẫn muốn sở hữu một ngôi nhà, nhưng thực tế là thuê một ngôi nhà thì giá cả phải chăng hơn. Thị trường nhà đất không cho phép họ mua, nguyên nhân là do chi phí sinh hoạt và giá nhà tăng cao nhưng lương thì chậm tăng" - Luke Rycken, giám đốc điều hành Liên hiệp các vấn đề thanh niên Úc (AYAC), nói với news.au.com.Một ngôi nhà ở Úc hiện có giá trung bình 704.723 đô la Úc (AUD), còn căn hộ có giá 591.965 AUD. Ở Sydney, giá mỗi ngôi nhà lên tới 1.014.393 AUD, còn căn hộ có giá 776.780 AUD - đắt nhất trong số các thành phố lớn. Một người săn nhà ở Sydney sẽ cần tiết kiệm gần 203.000 AUD cho 20% tiền đặt cọc một ngôi nhà có giá trung bình - cao gấp đôi mức lương trung bình hằng năm.Theo số liệu năm 2022 từ Ngân hàng đầu tư Barrenjoey được news.au.com công bố giữa tháng 4, ngay cả khi chính phủ tác động để làm chậm lại quá trình tăng giá bất động sản, một người trẻ cần tiết kiệm hơn 10 năm mới đủ 20% tiền đặt cọc mua nhà. Nếu căn nhà trong mộng nằm ở Sydney, họ cần tới 17,5 năm, ở Hobart là 13,7 năm, Brisbane là 13,2 năm và Melbourne là 12,8 năm.Thêm vào các khoản thanh toán thế chấp khổng lồ cùng các chi phí ẩn trước và sau khi mua nhà, news.au.com nhận xét rằng không có gì ngạc nhiên khi những người trẻ từ bỏ giấc mộng mua nhà và cắn răng ở nhà thuê.Nhưng ngay cả ở thuê cũng không phải là lựa chọn nhẹ nhàng với nhiều người. Theo dữ liệu mới nhất từ công ty giám định nhà đất PropTrack, giá thuê trung bình cho một căn nhà ở Sydney hiện là 650 AUD/tuần (tăng 8,3% so với một năm trước), ở Melbourne là 480 AUD (tăng 6,7%) và ở Brisbane 550 AUD (tăng 11,1%).Trong khi đó, báo cáo thu nhập mới nhất từ Cục Thống kê Úc cho thấy một người làm việc toàn thời gian trung bình kiếm được 1.807,70 AUD trước thuế mỗi tuần. Có nghĩa là nhiều người phải chi khoảng 1/3 thu nhập của họ để thuê nhà ở. Dẫu gì nó vẫn khả thi hơn giấc mộng mua nhà.Ảnh: iStockTình cảnh ở Canada cũng ảm đạm tương tự. Giáo sư Paul Kershaw của Đại học British Columbia nói với kênh truyền hình Global News khi thế hệ Baby Boomers (những người sinh từ năm 1946 đến 1964) đến tuổi trưởng thành vào những năm 1970, họ chỉ mất 5 năm làm việc toàn thời gian để tiết kiệm đủ 20% tiền đặt cọc mua nhà. Thanh niên Canada ngày nay phải làm việc trong 17 năm để đạt được mục tiêu đó. Điều này khiến họ suy nghĩ liệu có nhất thiết phải còng lưng làm việc để sở hữu nhà hay không.Một cuộc khảo sát 1.001 người Canada trên 18 tuổi từ ngày 14 đến ngày 19-4-2022 được Công ty nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện riêng cho Global News cho thấy 76% những người đang không có nhà nghĩ rằng mua nhà là việc chỉ dành cho người giàu.Cuộc thăm dò cũng cho thấy mặc dù 77% người tham gia khảo sát nghĩ rằng sở hữu nhà là khoản đầu tư tốt nhất trong đời người, thì cũng từng ấy phần trăm đồng ý rằng có thể có cảm giác đảm bảo về mặt tài chính mà không cần nắm trong tay một căn nhà nào.Cuối cùng, 63% người không sở hữu nhà cho biết họ đã quyết định từ bỏ mục tiêu này. Tỉ lệ này thậm chí lên tới 74% và 72% đối với những người trả lời đến từ British Columbia và Quebec.Ảnh: Money.comMặt lợi của nhà thuêTrong bài viết ngày 16-4, BuzzFeed tập hợp một loạt ý kiến bạn đọc chia sẻ vì sao họ "không và sẽ không bao giờ muốn mua nhà". Với những người này, thuê thích hơn mua, và chi phí không phải là lý do duy nhất.Phần lớn các độc giả đều đồng tình rằng ở nhà thuê giúp họ không phải chi tiêu ki cóp trong hàng chục năm liền mà vẫn có thể thoải mái tận hưởng một cuộc sống tiện nghi với đầy đủ các tiện ích đi kèm như sân vườn, garage (đối với trường hợp thuê căn hộ chung cư là công viên, vườn chơi cho trẻ, sân chơi các môn thể thao, hồ bơi, bãi đậu xe).Tại Mỹ, những cộng đồng nhà riêng dùng cho gia đình (Single Family Home Rentals - SFR) với các tiện nghi kể trên đang mọc lên như nấm tại khu vực Vành đai Mặt trời (Sun Belt), tức các bang băng ngang miền Tây và Tây Nam, tạo nên một thị trường trị giá 4.400 tỉ USD, theo tờ Wall Street Journal. Mỗi SFR thường có 3 phòng ngủ với 2 phòng tắm, 1 phòng sinh hoạt gia đình, 1 sân rộng có hàng rào và nhà để xe chứa được 2 ô tô. Bên cạnh dịch vụ bảo trì tại nhà, họ còn cung cấp nhiều tiện ích - từ hồ bơi và trung tâm thể dục 24 giờ đến công viên dành cho chó, đường mòn đi bộ và trạm sạc xe điện. Giá chào thuê trung vị của loại hình này là 1.848 USD/căn, theo số liệu tháng 1 của Dwellsy.Một số cộng đồng SFR mới được thiết kế cho khách hàng cao cấp. Ví dụ những ngôi nhà phố tại Farm Haus, một cộng đồng SFR ở phía tây bắc thành phố San Antonio (bang Texas), đều là nhà thông minh, ở đó cư dân có thể kiểm soát hệ thống sưởi, điều hòa không khí, thiết bị gia dụng, ổ khóa và cửa nhà để xe thông qua ứng dụng trên điện thoại di động. Các căn hộ có nhà bếp được thiết kế riêng, sàn gỗ cứng và 2 phòng tắm trang bị đầy đủ. Khi đồ nội thất cho thuê kèm theo gặp bất kỳ vấn đề gì, họ chỉ cần liên hệ với chủ nhà vì trách nhiệm bảo trì, sửa chữa và thay mới là của bên cho thuê, người thuê không cần tốn thêm khoản nào ngoài tiền thuê nhà.Một khu SFR. Ảnh: Getty ImagesNhiều độc giả BuzzFeed cũng cho rằng ở nhà thuê phù hợp hơn với nhịp sống sôi động của giới trẻ hiện đại, ưa xê dịch. Người thuê nhà có thể lựa chọn cho mình một nơi ở phù hợp nhu cầu mà không cần lo lắng công ty xa hay gần. Hơn nữa, rất nhiều công ty hiện nay cho phép nhân viên không cần đến văn phòng, nên việc không sở hữu một căn nhà giúp người trẻ - những người không còn coi trọng vấn đề "an cư, lạc nghiệp" - có thể yên tâm vừa du lịch dài hạn vừa làm việc từ xa.Đồng tình với xu hướng trên, một bạn đọc ẩn danh chia sẻ: "Khi tôi ly hôn, tôi nhận ra rằng không có gì là đảm bảo. Tôi quyết định thà tiêu tiền vào các kỳ nghỉ, du lịch và tạo ra những kỷ niệm tuyệt vời với con gái mình thay vì bị ràng buộc với một ngôi nhà, công việc (bảo trì và sửa chữa) đi kèm và gánh nặng tiền bạc. Những kỷ niệm mới là thứ bạn mang theo bên mình, không phải ngôi nhà. Khi tôi ra đi, con tôi sẽ vẫn còn những ký ức, và con bé luôn có thể mua nhà riêng nếu muốn, tại bất kỳ nơi nào nó muốn sống". Thôi mua nhà thì ta tiêu phaTại Đài Loan, thuật ngữ "gia tộc ánh trăng" (yue guang zu) dùng để tả những người trẻ tuổi chi tiêu hết số lương tháng một cách vô tội vạ vào bất kỳ thứ gì, từ ly cà phê Starbucks cho đến chuyến du lịch nước ngoài, thay vì tiết kiệm như những thế hệ trước. Theo CNBC Make It, sự trỗi dậy của "gia tộc ánh trăng" chủ yếu là do giới trẻ Đài Loan không còn có thể sở hữu nhà nữa.Theo UN Habitat, giá cả nhà ở được coi là phải chăng khi tỉ lệ giá nhà trên thu nhập hộ gia đình cả năm không quá 3,0. Hiện tại, tỉ lệ này của cả Đài Loan là 9,6, riêng ở Đài Bắc là 15,7, theo Bộ Nội chính Đài Loan. "Kỳ vọng mua được nhà, kết hôn và xây dựng gia đình riêng giờ đã quá xa vời. Những người trẻ tuổi từ bỏ giấc mơ đó và thà tiêu tiền vào những thứ mà họ chắc chắn có được ngày hôm nay" - Chung Kì Niên, giáo sư tại Đại học Bách khoa Hong Kong, nói với CNBC.Thuật ngữ "gia tộc ánh trăng" hiện cũng được dùng rộng rãi ở Trung Quốc đại lục và Hong Kong. Theo báo cáo gần đây của Đài CCTV, ước tính 40% những người trẻ độc thân tại các thành phố lớn của Trung Quốc thuộc nhóm này.Còn tại Hàn Quốc, shibal biyong (tạm dịch: chi tiêu chết tiệt) là từ dùng để mô tả cách xài tiền hoang phí, "có đồng nào xào đồng nấy", không cần biết đến ngày mai. Đây là cách thể hiện thái độ buông xuôi của người trẻ Hàn trước áp lực cuộc sống vì họ nghĩ có làm việc và tằn tiện cả đời cũng không đủ tiền hoàn thành những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe, dưỡng già. Tags: Sở hữu nhàThế hệ trẻChi phí sinh hoạtThị trường nhà đấtBất động sảnMua nhàNgười trẻNhà thuê
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thầy Khang đi gặp các 'cháu nội' ở Làng Nủ VĨNH HÀ 23/12/2024 6 năm qua chưa đi đâu khỏi Hà Nội, lần này thầy giáo Nguyễn Xuân Khang lên Làng Nủ để thăm 22 'cháu nội' mà ông nhận nuôi.
Công bố Chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 với nhiều nội dung mới TRỌNG NHÂN 23/12/2024 Ngoài tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp, năm 2025, báo Tuổi Trẻ tổ chức thêm ba ngày hội Tự tin vào lớp 10 tại TP.HCM và Hà Nội.
Chi tiết các bảng lương viên chức năm 2025 THÀNH CHUNG 23/12/2024 Tuổi Trẻ Online giới thiệu với bạn đọc thông tin chi tiết toàn bộ bảng lương viên chức dự kiến được áp dụng từ năm 2025.
Tình báo Mossad tiết lộ toàn cảnh kế hoạch tinh vi kích nổ máy nhắn tin và bộ đàm của Hezbollah THANH HIỀN 23/12/2024 Hàng nghìn máy nhắn tin và bộ đàm của các thành viên lực lượng Hezbollah đã đồng loạt phát nổ tại Lebanon vào tháng 9 vừa qua. Vì sao?