Nhờ chiến lược "phủ phân khúc" và đẩy mạnh số hóa, quy mô khách hàng của toàn hệ sinh thái VPBank, tính tới cuối năm 2023 đã vượt 30 triệu người - Ảnh: VPB
Kiên định chiến lược kinh doanh
Từ lâu VPBank được biết đến với định hướng ngân hàng bán lẻ cùng ba trụ cột chính: Khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ và Tài chính tiêu dùng.
Đặc biệt trong những năm gần đây, nguồn vốn dồi dào từ đối tác chiến lược SMBC là cơ sở quan trọng để VPBank tiếp tục thực hiện chiến lược kinh doanh cung cấp đa dịch vụ đến đa dạng khách hàng.
VPBank là ngân hàng duy nhất phục vụ tất cả các phân khúc khách hàng từ nhóm khách hàng phổ thông/cận phổ thông thông qua FE Credit đến nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ đến doanh nghiệp lớn.
VPBank đã thiết kế ra các phân khúc chuyên biệt cho mỗi đối tượng khách hàng, qua đó cung cấp những dịch vụ tốt nhất.
Bên cạnh đó, sau khi hoàn tất thương vụ mua lại công ty bảo hiểm OPES để mở rộng mảng sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, cùng việc củng cố mối quan hệ vững chắc với bảo hiểm nhân thọ AIA cũng như thành công tăng vốn cho công ty chứng khoán VPBankS lên mức 15.000 tỉ đồng, VPBank đã hoàn thiện hệ sinh thái, cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính tới khách hàng.
Điểm mạnh của chiến lược này chính là khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ giúp lợi nhuận ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ.
Tuy vậy, chiến lược này vẫn có thách thức khi môi trường vĩ mô xuất hiện nhiều khó khăn. Đặc biệt, dịch COVID-19 và sự tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế trong năm 2023 đã tác động nặng nề tới khả năng tài chính của nhóm khách hàng phổ thông - phân khúc chính của FE Credit.
Theo đó, lĩnh vực tài chính tiêu dùng đã bị ảnh hưởng mạnh, khiến VPBank phải tăng cường trích lập dự phòng, khiến lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm.
Chủ động, linh hoạt thực thi
Với đặc trưng chiến lược kinh doanh của mình, VPBank mặc dù có sự tăng trưởng thần tốc về lợi nhuận (2013: 1,355 tỉ đồng, 2023: 10,987 tỉ đồng) nhưng đâu đó vẫn là những quan ngại về thế mạnh dẫn đầu cho vay tín chấp phân khúc tín dụng tiêu dùng.
Trên thực tế, VPBank luôn có sự nhạy bén điều chỉnh tỉ lệ cho vay tín chấp và thế chấp tùy theo điều kiện thị trường nhằm đảm bảo tối ưu hóa lợi nhuận.
Từ năm 2020 - khi bùng phát dịch COVID-19 và kéo theo những thách thức về vĩ mô khiến cho vay tín chấp gặp nhiều thách thức, VPBank đã linh hoạt đẩy mạnh cho vay thế chấp.
Do vậy, kể cả khi các khoản vay chuyển sang nợ xấu, ngân hàng vẫn có cơ sở để xử lý rủi ro và có biện pháp để thu hồi nhờ tài sản đảm bảo tốt.
Số liệu cho thấy, từ năm 2021 đến nay, tỉ lệ thu nhập từ nợ đã xử lý rủi ro/tổng thu nhập hoạt động của VPBank vượt xa trung bình ngành. Điều này thể hiện sự quyết liệt và tập trung trong công tác xử lý rủi ro của ngân hàng, đồng thời cũng cho thấy chất lượng tài sản đảm bảo cho các khoản vay tại VPBank.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, VPBank đã thể hiện "chất riêng" với chiến lược kinh doanh "phủ phân khúc" đột phá.
Bên cạnh đó, cùng sự đồng hành của cổ đông chiến lược SMBC, VPBank sẽ có nhiều lợi thế để khai phá thành công phân khúc khách hàng doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm tới.
Dù trong ngắn hạn phải vượt qua những tác động tiêu cực của vĩ mô nhưng chiến lược của VPBank kỳ vọng sẽ mang lại hiệu quả cho ngân hàng khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận