Phóng to |
Tháp Chăm tại Hà Nội được mô phỏng theo tháp Poklong Garai (Ninh Thuận) - Ảnh: Lê Hồng Thái |
Cả sư của quần thể tháp Poklong Garai (Ninh Thuận) chủ trì lễ cúng tế theo đúng nghi thức truyền thống với lễ rước y trang, tắm tượng thần và tượng vua trong tháp, lễ mặc y phục... Đây là quần thể tháp Chăm đầu tiên được các nghệ nhân, kiến trúc sư, công nhân ngày nay xây dựng mới hoàn toàn. Sau lễ mở cửa tháp Chăm, hội Katê cũng đã diễn ra tại khu vực quần thể tháp với điệu múa của các thiếu nữ Chăm, tiếng trống ginăng, kèn saranai...
Tại lễ mở cửa tháp, nghệ nhân Sử Văn Ngọc (một trí thức người Chăm) chia sẻ: “Chúng tôi cảm thấy vinh dự khi trong ngôi nhà chung của các dân tộc Việt Nam có biểu tượng văn hóa mà đồng bào Chăm quan niệm là linh hồn của họ, đó là ngôi tháp cổ Poklong Garai”.
Tháp Chăm tại Hà Nội mô phỏng tháp Poklong Garai tại Ninh Thuận theo tỉ lệ 1:1, dựa trên những bản vẽ chi tiết về tháp Poklong Garai Ninh Thuận của người Pháp.
Đánh giá việc xây dựng tháp mới tương đối thành công về mặt họa tiết, hình thức, tuy nhiên ông Phan Quốc Anh (giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Ninh Thuận) cũng nhận định phải nói rất rõ với du khách đây chỉ là tháp mô phỏng và phục vụ việc giới thiệu, quảng bá văn hóa.
Tối 23-11, chương trình biểu diễn chào mừng Ngày di sản văn hóa Việt Nam và khánh thành tháp Chăm đã diễn ra tại làng văn hóa các dân tộc Việt Nam với sự tham gia của đồng bào Chăm, Raglai, H’rê đến từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, An Giang, Quảng Ngãi, Bình Định và TP.HCM...
Nghiên cứu về Champa “chưa tới” Ngày 23-11, tọa đàm Nghiên cứu mỹ thuật Champa đã diễn ra tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội với sự tham gia của các nhà khảo cổ học và nhà nghiên cứu mỹ thuật Champa. Một nhà nghiên cứu mỹ thuật thừa nhận: “Khảo cổ học về Champa cực kỳ mạnh nhưng nghiên cứu mỹ thuật lại cực yếu”. Nhà nghiên cứu này cũng cảnh báo về tình trạng làm tượng Champa giả cổ, nếu không có biện pháp thì sau này không thể phân biệt nổi đâu là mỹ thuật Champa cổ và đâu là giả cổ khi việc làm tượng giả cổ phát triển đến mức độ tinh vi. Kết quả khai quật của các nhà khảo cổ học lẫn tìm hiểu của các nhà nghiên cứu mỹ thuật đều đi đến cùng một điểm: có sự tương đồng giữa mỹ thuật Đại Việt thời Lý và mỹ thuật Champa. TS Nguyễn Tiến Đông cho biết cần phải nghiên cứu sâu hơn về sức ảnh hưởng của văn hóa và mỹ thuật Champa khi chùa Phật Tích, hoàng thành Thăng Long đều có yếu tố của văn hóa Champa... Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề trong nghiên cứu văn hóa Champa được các nhà khoa học nhìn nhận là “chưa tới”. Theo TS Nguyễn Hồng Kiên (Viện Khảo cổ học VN), nguyên nhân của việc này là do không có một chiến lược nghiên cứu mà các cơ quan và cá nhân vẫn hoạt động theo kiểu mạnh ai nấy làm, lực lượng đã mỏng lại phân tán. Mặt khác, có sự hạn chế từ chính các nhà nghiên cứu trong việc sử dụng ngôn ngữ ngoài tiếng Việt, trong đó có cả tiếng/chữ Chăm... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận