Hạ Mộng sinh năm 1933, là một giai nhân trong giới điện ảnh những năm 50. Vào thời điểm đó, nhà văn Kim Dung đã tích cực gia nhập công ty điện ảnh Trường Thành ở Hong Kong với tư cách là nhà biên kịch để rồi viết riêng cho Hạ Mộng rất nhiều kịch bản.
Thậm chí, sau khi Kim Dung lên làm đạo diễn, Hạ Mộng càng dễ dàng vào vai chính trong các tác phẩm của ông. Trong đó, tác phẩm Vương Lão Hổ cướp vợ ở những năm 60 đã mở ra một phong trào điện ảnh dùng hí khúc Trung Quốc.
Trong mắt Kim Dung, Hạ Mộng là một người phụ nữ nhẹ nhàng và thanh tao như một giấc mơ, trong sáng và tinh khiết như mặt trăng. Đôi mắt to trong sáng như ngọc đen cùng khuôn mặt xinh đẹp như tiên nữ đã tạc vào lòng Kim Dung, hành hạ ông "ăn không ngon ngủ không yên" suốt nhiều năm.
Kim Dung từng miêu tả Hạ Mộng: “Tây Thi đẹp thế nào chưa ai từng thấy, tôi nghĩ Tây Thi phải giống Hạ Mộng thì mới là danh bất hư truyền.”
Vẻ đẹp của Hạ Mộng khiến Kim Dung mê cô như điếu đổ, bất chấp mọi thứ để có được trái tim của người đẹp. Mặc dù khi đó Kim Dung lẫn Hạ Mộng đã có gia đình nhưng Kim Dung vẫn quyết tâm theo đuổi nữ minh tinh cho bằng được, Nhưng hết lần này đến lần khác, ông đều bị "nữ thần" thẳng thừng từ chối.
Lời từ chối của Hạ Mộng đã khiến Kim Dung bị tổn thương đến mứ quyết rời khỏi công ty điện ảnh Trường Thành để thành lập tờ Minh báo, vừa viết báo vừa viết tiểu thuyết kiếm hiệp.
Vì còn nhớ nhung Hạ Mộng, Kim Dung đã đem hình bóng của "nữ thần" vào trong những cuối tiểu thuyết của mình để rồi cho ra đời tác phẩm kiếm hiệp. Hiện hình rõ nét nhất của Hạ Mộng trong tác phẩm của Kim Dung chính là Vương Ngữ Yên của Thiên long bát bộ.
Trong Thiên long bát bộ, hình ảnh Vương Ngữ Yên được xem là Hạ Mộng trong tâm trí của Kim Dung. Bởi ông hiểu rất rõ tình cảm mà Đoàn Dự dành cho Ngữ Yên cũng giống như tình cảm ông dành cho Hạ Mộng.
Để rồi khi kết truyện, nhà văn Kim Dung đã để cho Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên ở bên nhau, nhưng cũng không quên “bóp chết” tình địch cũ của mình một cách ngông cuồng.
Vậy nên đã có những thắc mắc hay so sánh: “Kim Dung và Hạ Mộng, Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên ai đa tình hơn ai?”
Năm 1967, Hạ Mộng bất ngờ rút khỏi làng giải trí dù đang đứng ở đỉnh cao để rời khỏi Hong Kong sang Canada sinh sống cùng chồng. Quyết định này của Hạ Mộng đã một lần nữa phá hủy giấc mơ mà Kim Dung đang ấp ủ dành cho cho chính mình cũng như cho "nữ thần" của mình.
Trong Tiếu ngạo giang hồ mà Kim Dung tạo ra sau đó, lời văn dành cho tình địch của ông lại càng "độc mồm" với câu chuyện tình xoay quanh Nhạc Linh San, Lâm Bình Chi và Lệnh Hồ Xung.
Sau này Hạ Mộng lập gia đình nhưng Sầm Phạm vẫn nhớ mong cô, sống đơn côi đến cuối đời. Nhiều năm sau, khi nói về Hạ Mộng, Sầm Phạm vẫn cho rằng Hạ Mộng là một nữ thần thực sự.
“Khuôn mặt xinh đẹp của Hạ Mộng xếp thứ hai. Tôi chưa bao giờ thấy một cô gái tốt bụng và trong sáng như vậy” - Sầm Phạm nói về Hạ Mộng.
Đạo diễn Lý Hàn Tường từng nói: "Hạ Mộng là nữ diễn viên xinh đẹp nhất từ trước đến nay, phong cách không hề tầm thường, khiến cho người người ngày đêm thương nhớ".
Thậm chí, nhà văn Thẩm Tây Thành còn hé lộ rằng không khó để thấy được hình bóng của Hạ Mộng trong các tác phẩm của nhà văn Kim Dung. Nàng Phù Dung trong Anh hùng xạ điêu, Tiểu Long Nữ trong Thần điêu đại hiệp hay Vương Ngữ Yên trong Thiên Long bát bộ đều phảng phất nét đẹp hay nụ cười của Hạ Mộng.
Hay một nhà văn nổi tiếng tại Đại lục từng miên tả Hạ Mộng vào ngòi bút của mình: “Bạn đến từ đâu bạn của tôi? Bạn giống như một con bướm bay vào cửa sổ của tôi”. Có thể nói, Hạ Mộng chính là linh hồn là biểu tượng nhan sắc lâu đời của Hong Kong.
Sau một thời gian sang Canada sinh sống, năm 1979, Hạ Mộng quay về Hong Kong lập Công ty điện ảnh Thanh Điểu làm giám chế và sản xuất. Các bộ phim của Hạ Mộng lúc này đều có sự hỗ trợ, góp ý của Kim Dung.
Trong đó, có thể kể đén các phim như: Lao vào biển dữ, Tự thủy niên hoa, đều thành công với giải Kim Tượng cho Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất năm 1982 và 1984.
Trong những năm cuối đời, minh tinh Hạ Mộng từng chia sẻ: “Tôi đi, rất nhẹ nhàng và cũng như tôi nhẹ nhàng trở lại. Tôi vẫy tay nhẹ nhàng, tạm biệt áng mây màu cuối trời tây”.
Năm 2016, Hạ Mộng qua đời ở tuổi 83, để lại bao tiếc thương cho những người ái mộ bà.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận