Thử nghiệm dùng thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine trong việc giảm hoặc ngăn ngừa tác hại của COVID-19. Ảnh: Reuters Nước Mỹ vội vã Cập nhật mới nhất dành cho bác sĩ lâm sàng ngày 7-4 của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khẳng định hiện vẫn chưa có thuốc hay phương pháp điều trị nào được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép để điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. CDC cho biết các phương pháp lâm sàng hiện tại bao gồm các biện pháp ngăn ngừa và kiểm soát lây nhiễm, chăm sóc hỗ trợ như thở oxy và hỗ trợ thở máy khi được chỉ định. Cơ quan này giới thiệu hai loại thuốc là remdesivir và thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine và chloroquine. Trung Quốc đã sử dụng remdesivir để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng từ đầu tháng 2, sau đó thuốc được sử dụng ở nhiều nước khác. Hiện các nhà khoa học thế giới đang tiến hành 5 thử nghiệm lâm sàng lớn về loại thuốc này để xác định tính hiệu quả và độ an toàn của thuốc. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các thử nghiệm trước đây về remdesivir trong điều trị Ebola cho thấy thuốc có khả năng làm người dùng bị nhiễm độc gan. Chuyên gia về virus Jeremy Rossman của Đại học Kent (Anh) nhận định: “Remdesivir có tiềm năng nhưng còn quá sớm để biết đây là phương pháp điều trị hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi”. Hydroxychloroquine và chloroquine là loại thuốc uống được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét và một số bệnh lý viêm. Hydroxychloroquine và chloroquine đang được thử nghiệm lâm sàng về khả năng điều trị dự phòng - trước hoặc sau khi nhiễm virus corona chủng mới và điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, trung bình và nặng. Đây là loại thuốc được Tổng thống Mỹ Donald Trump khen là có hiệu quả. Thậm chí, theo Hãng tin Reuters, có nghi ngờ việc CDC của Mỹ đưa ra hướng dẫn ban đầu về cách dùng hydroxychloroquine và chloroquine do sức ép của ông Trump với các quan chức y tế. Thông tin này sau đó đã được gỡ bỏ. EIDD-2801 dạng uống cũng là một loại thuốc hứa hẹn trong các thí nghiệm trên tế bào phổi và đường thở của người trong phòng thí nghiệm. Trên tạp chí Science Translational Medicine, nhóm nghiên cứu cho rằng thuốc EIDD-2801 có tác dụng khống chế SARS-CoV-2 cao hơn so với thuốc tiêm tĩnh mạch remdesivir. Remdesivir không cho virus nhân lên, còn EIDD-2801 đưa đột biến gen vào vật liệu di truyền RNA của chúng. Khi sao chép RNA, rất nhiều đột biến lỗi được nhân lên làm cho virus không còn khả năng lây nhiễm cho các tế bào. Vì dùng qua đường uống, EIDD-2801 có thể được chỉ định cho bệnh nhân uống tại nhà, sau khi được chẩn đoán. Timothy Sheahan - tác giả chính của nghiên cứu, thuộc khoa dịch tễ Đại học North Carolina at Chapel Hill - hi vọng: “Thuốc này có tiềm năng phổ biến như Tamiflu trong tương lai nếu chứng minh được sự an toàn và hiệu quả”. Công ty dược Ridrideack trụ sở tại Miami, Florida đã được cấp phép cho loại thuốc này và vừa được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cấp phép thử nghiệm thuốc trên người trong vài tháng tới. Nước Nhật cẩn trọng Theo trang technologyreview.com, thuốc trị cảm cúm Avigan của Nhật (tên khác là Favipiravir) được dùng điều trị bệnh cúm ở Nhật và cũng được cho là có thể điều trị hiệu quả bệnh COVID-19. Công ty Fujifilm Toyama Chemical bắt đầu tiến hành các thử nghiệm lâm sàng đánh giá hiệu quả thuốc Avigan với các bệnh nhân COVID-19 vào ngày 31-3. Do còn những lo ngại về nguy cơ thuốc này có thể gây dị tật thai nhi, Avigan không được dùng cho phụ nữ dự kiến mang thai. Thuốc chưa được bán tự do trên thị trường nhưng thuộc danh mục thuốc dự trữ do chính phủ quản lý để phòng ngừa tình huống bùng phát dịch cúm. Nếu được chứng minh hiệu quả, Chính phủ Nhật có thể phê chuẩn cho dùng thuốc này điều trị COVID-19 trong mùa hè năm nay với liều lượng khác với điều trị cúm. Trước đó, theo báo Nikkei, Trung Quốc xác nhận Avigan có hiệu quả trong điều trị COVID-19. Zhang Xinmin, thuộc Bộ Công nghệ và khoa học Trung Quốc, cho biết thử nghiệm ở 240 người bị viêm phổi mức độ trung bình ở Hồ Bắc cho thấy Avigan có độ an toàn cao và “có hiệu quả rõ ràng trong điều trị”. Tuy nhiên, chuyên gia về virus Jeremy Rossman của Đại học Kent cho rằng cần nhiều thử nghiệm quy mô lớn hơn trước khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng với loại thuốc này. Đông Y đặc sắc Trung Quốc The Economist ngày 11-4 cho biết Trung Quốc ủng hộ phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, và đề cập đến việc sử dụng thuốc đông y của quốc gia này. Theo bài viết, nhiều người Trung Quốc đã sắc thuốc đông y để uống sau khi có các triệu chứng như ho và sốt, tin rằng chính các bài thuốc đông y đã giúp họ khỏi bệnh. Từ tháng 1-2020, khi dịch bệnh leo thang, Bộ Y tế nước này liệt kê đông y là một trong số các phương pháp điều trị được khuyến cáo và gửi gần 5.000 chuyên gia về đông y đến Hồ Bắc giúp chống dịch. Tháng 3-2020, một cán bộ quản lý y tế của Chính phủ Trung Quốc cho biết hơn 90% người nhiễm COVID-19 được điều trị bằng “phương pháp truyền thống” và phương pháp này có hiệu quả trong 90% trường hợp dù không đưa ra dữ liệu nào để chứng minh. Dĩ nhiên, các bệnh nhân nặng vẫn được điều trị bằng tây y, song Trung Quốc khẳng định đông y là một khoa học y tế, không phải là giả dược dưới ánh mắt nghi ngờ của phương Tây. Nước này cũng sử dụng huyết tương của các bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh vì nó có chứa kháng thể với SARS-CoV-2, để điều trị cho các bệnh nhân nặng. Phương pháp này cũng đang được thử nghiệm ở Canada, Mỹ, Israel, Pháp, Bỉ và nhiều nơi khác. Ngày 9-4, Canada đã bắt đầu chương trình thử nghiệm lâm sàng lớn với 1.000 bệnh nhân, sử dụng huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh để tiêm cho bệnh nhân nặng. Liệu pháp huyết tương được xem là miễn dịch thụ động, ngược với tiêm vaccine là miễn dịch chủ động. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cũng đã cho phép thử nghiệm hai phương pháp điều trị bằng huyết tương cho các bệnh viện trường đại học. Tại Pháp, ngày 7-4 Cơ quan Y tế công cộng cho phép sử dụng huyết tương của người khỏi bệnh COVID-19 tối thiểu 14 ngày và đáp ứng các tiêu chí sàng lọc hiến máu để truyền cho bệnh nhân COVID-19 có bệnh nền hoặc cao tuổi. Tại Bỉ, thử nghiệm lâm sàng về phương pháp huyết tương sẽ được thực hiện ở nhiều bệnh viện vào giữa tháng 4-2020. Nhưng hiệu quả của phương pháp huyết tương cũng còn bỏ ngỏ. Hiện chỉ có hai thử nghiệm ở Trung Quốc, công bố trên hai tạp chí khoa học ở Mỹ, ghi nhận hiệu quả của huyết tương trong cải thiện tình trạng lâm sàng của bệnh nhân COVID-19 nặng. Hạn chế của hai nghiên cứu này là số lượng bệnh nhân quá ít (chỉ 10 bệnh nhân và 5 bệnh nhân). Ngoài ra, chưa có nhiều nghiên cứu về phương pháp huyết tương trong điều trị COVID-19. Lịch sử điều trị bằng huyết tương với cúm Tây Ban Nha năm 1918, dịch SARS năm 2003, cúm H1N1 năm 2009, dịch MERS năm 2012 và dịch Ebola cho thấy phương pháp có tác dụng nhưng sự khác biệt về hiệu quả không nhiều.■ Theo báo Times of Israel ngày 6-4, Opaganib - loại thuốc đang được thử nghiệm của Công ty dược Redhill Biopharma - đã được nhà chức trách hai nước Israel và Ý cấp phép sử dụng theo “nghĩa vụ từ bi” (điều trị bệnh nhân bằng một loại thuốc đang được thử nghiệm theo các điều kiện đặc biệt và được sự cho phép của cơ quan chức năng) để điều trị bệnh nhân COVID-19. Opaganib mới được thử nghiệm nhằm điều trị ung thư, viêm và các bệnh lý về đường tiêu hóa, có khả năng kháng virus và ngăn ngừa sự nhân lên của virus. Thuốc đang được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 ở Mỹ trên bệnh nhân bị bệnh lý đường tiêu hóa. Tags: WHOThuốc điều trị Covid-19Mê hồn trậnĐông y Truong Quốc
Tin tức sáng 26-11: Quốc hội xem xét thông qua Luật Thuế VAT; Ngành nào đang cần nhiều lao động? TUỔI TRẺ ONLINE 26/11/2024 Tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét sửa Luật Thuế VAT; Số người thất nghiệp cả nước đang giảm nhưng ngành nghề nào cần nhiều lao động nhất?
Tổng Bí thư Tô Lâm trực tiếp trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng THÀNH CHUNG 25/11/2024 Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, trong đó lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm.
Ông Trump muốn 'kinh tế hóa' Ukraine LỤC MINH TUẤN 26/11/2024 Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang lần lượt tung ra nhiều phương án nhằm thăm dò phản ứng của tất cả các bên cho kế hoạch hòa bình Ukraine sắp tới.
Dự thảo thông tư quy chế tuyển sinh đại học: Nhiều trường kêu khó TRẦN HUỲNH 26/11/2024 Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non với nhiều điểm mới.