Xe
23/05/2024 13:18 GMT+7

Máy phát hiện súng bắn tốc độ: Trò vô dụng khiến cảnh sát giao thông bật cười

Nhiều tài xế vẫn âm thầm sử dụng máy phát hiện súng bắn tốc độ để né phạt, nhưng thực tế cảnh sát chẳng hề bận tâm đến thiết bị này. Vậy đâu là nguyên nhân cho nghịch lý khó hiểu này?

Máy phát hiện súng bắn tốc độ được cảnh sát đánh giá là mang tác dụng

Máy phát hiện súng bắn tốc độ được cảnh sát đánh giá là mang tác dụng "an ủi" hơn là hiệu quả thực tế - Ảnh: Autoevolution

Nhiều người vẫn tin rằng máy phát hiện súng bắn tốc độ là công cụ hữu hiệu để phát hiện "bẫy tốc độ". Họ thường lén mua các thiết bị này, và tìm cách giấu giếm để không bị cảnh sát giao thông nhìn thấy.

Tuy nhiên, có vẻ cảnh sát giao thông không bận tâm đến thiết bị này như nhiều người nghĩ.

Tại một hội nghị về an toàn giao thông ở Mỹ, một sĩ quan cảnh sát đã đưa ra một quan điểm thú vị: việc phạt chạy quá tốc độ không phải mang lại hiệu quả như mong đợi. Theo kinh nghiệm của người này, 70% người bị phạt vì chạy quá tốc độ có khả năng tái phạm.

Do đó, ông đề xuất giải pháp: thay vì phạt nguội, hãy công khai vị trí camera bắn tốc độ để mọi người tự động giảm tốc độ khi đi qua khu vực đó.

Điều này có nghĩa là cập nhật vị trí máy bắn tốc độ trên bản đồ, đặt biển báo rõ ràng và thậm chí cho phép sử dụng máy phát hiện súng bắn tốc độ.

"Dù sao chúng cũng không hiệu quả", vị sĩ quan này nhận định, khiến các đồng nghiệp trong hội trường bật cười.

Một quan điểm đang được đưa ra thảo luận là thay vì sử dụng máy bắn tốc độ một cách không công khai, tốt nhất công khai các vị trí đặt máy. Những người theo quan điểm này cho rằng các quy định được đưa ra nhằm để mọi người tuân thủ luật giao thông, không phải để xử phạt, đặc biệt khi khả năng tái phạm vẫn rất cao bất kể mức phạt - Ảnh minh họa: Carscoops

Một quan điểm đang được đưa ra thảo luận là thay vì sử dụng máy bắn tốc độ một cách không công khai, tốt nhất công khai các vị trí đặt máy. Những người theo quan điểm này cho rằng các quy định được đưa ra nhằm để mọi người tuân thủ luật giao thông, không phải để xử phạt, đặc biệt khi khả năng tái phạm vẫn rất cao bất kể mức phạt - Ảnh minh họa: Carscoops

Lý do vị sĩ quan cảnh sát này cho rằng máy dò "không hiệu quả" là vì chúng thường đưa ra cảnh báo sai. Phóng viên tờ Autoevolution cũng đã thử khoảng 10 thiết bị trên thị trường Mỹ, nhận thấy rằng hầu hết trong số đó đều có ít nhất 3-5 lần báo động nhầm (và đó mới chỉ là thử).

Không chỉ vậy, người cảnh sát trên còn cho biết cảnh sát giao thông không quan tâm đến việc tài xế có sử dụng thiết bị dò hay không. Một khi họ đã yêu cầu một chiếc xe dừng lại, thông thường khả năng cao tài xế đó đã bị phát hiện phạm lỗi nào đó.

Quan điểm này được nhiều sĩ quan khác chia sẻ trên một diễn đàn Reddit. "Bạn có mã gian lận mà vẫn không thắng được" là bình luận của một người dùng ẩn danh được cho là cảnh sát.

Quả thực, nếu bị phạt vì chạy quá tốc độ, rõ ràng máy dò đã không phát huy tác dụng và bạn đã lãng phí tiền bạc một cách vô ích. "Bây giờ, bạn phải trả tiền cho cả máy dò lẫn vé phạt tốc độ", một người khác mỉa mai.

Nhà xe chạy quá tốc độ 6.000 lần/tháng: Nay tước phù hiệu, mai đã có thể xin cấp lạiNhà xe chạy quá tốc độ 6.000 lần/tháng: Nay tước phù hiệu, mai đã có thể xin cấp lại

Thông tin về nhà xe ở Quảng Ngãi có 6.000 lần vi phạm tốc độ một tháng gây sốc cho dư luận. Từ đây, đã bộc lộ nhiều lỗ hổng về quản lý cấp lại phù hiệu cho xe vi phạm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên