Soái hạm USS Blue Ridge neo tại Manila ngày 5-3. Đây là một trong những chiếc tàu được Mỹ điều đến Biển Đông thời gian gần đây. - Ảnh: Reuters |
Viên tướng Mỹ khẳng định các hoạt động của không quân sẽ diễn ra bất chấp việc Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không và máy bay chiến đấu đến khu vực Biển Đông. Tuy nhiên bà này cũng cho biết quan đội hai nước đang thảo luận để tránh các “tính toán sai lầm”.
Trang ABC News của Úc dẫn lời bà Robinson hối thúc các nước khác thực hiện quyền tự do bay và đi thuyền qua các không phận và hải phận quốc tế mà Trung Quốc đang muốn độc chiếm nếu không muốn mất cả khu vực.
“Chúng tôi đã dõi theo sự gia tăng năng lực quân sự trên những hòn đảo này, dù đó là máy bay chiến đấu, là tên lửa hay đường băng dài 3000 m” - bà Robinson phát biểu với các phóng viên tại Canberra, Úc, nơi bà dự kiến sẽ tham dự Hội nghị Không lực của Không quân hoàng gia Úc.
Tuy nhiên, bà Robinson không trả lời câu hỏi liệu Mỹ sẽ phản ứng ra sao nếu máy bay của Washington bị Trung Quốc bắn hạ.
Tuyên bố của tướng Robinson đưa ra ngay sau khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cùng ngày khẳng định sẽ không cho phép các nước xâm phạm chủ quyền vô lý mà Bắc Kinh vẽ lên trên Biển Đông.
Phát biểu tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Trung Quốc ngang ngược cho rằng nước khác không có quyền lấy cớ đi lại tự do tại khu vực để tự tung tự tác, ám chỉ việc Mỹ mới đây đưa đội tàu hải quân khủng đi qua các rặng san hô mà Trung Quốc bồi đắp trái phép.
Bà Robinson thừa nhận nguy cơ xảy ra “tính toán sai lầm” dẫn đến xung đột trên Biển Đông nhưng cho rằng Washington và Bắc Kinh đã ký thỏa thuận về hành xử trên không tại các không phận quốc tế hồi 9-2015 và sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này trong năm nay.
“Điều này cho phép chúng tôi tiếp tục đối thoại với Trung Quốc về can thiệp an toàn và can thiệp theo luật pháp và quy định quốc tế” – Bà Robinson nói.
Nói về kế hoạch tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại Thái Bình Dương, bà Robinson cho biết Mỹ cũng đang thảo luận với quân đội Úc về vấn đề luân chuyển máy bay ném bom của Mỹ qua các căn cứ không quân của Úc tại Darwin và Tindal.
Trước đó, việc Hải quân Mỹ được phép luân chuyển lực lượng tại căn cứ Darwin của Úc đã gây khó chịu cho Trung Quốc, một đối tác thương mại chính của Canberra.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận