Hình ảnh vụ phun trào được NASA ghi lại vào hôm 15-2 - Ảnh: NASA
CME là những vụ phun trào khổng lồ trên bề mặt của Mặt trời và đưa tia plasma đi xuyên không gian.
Nếu chúng va vào Trái đất, các chùm vật chất này có thể kích hoạt các cơn bão địa từ, đánh sập các vệ tinh và phá vỡ lưới điện.
Nhà thiên văn học, tiến sĩ Tony Phillips cho biết: "May mắn thay, CME của tuần này được bắn ra từ phía Mặt trời đối diện với hành tinh của chúng ta. Do đó không có mối đe dọa nào diễn ra. Dựa trên kích thước của đợt phun trào, có thể vụ phun trào này ở mức độ pháo sáng cấp X, được xem là mức mạnh nhất".
Trong tháng 2, mỗi ngày Mặt trời đều phun trào pháo sáng. Đó là một tháng bận rộn của hoạt động năng lượng mặt trời, theo tiến sĩ Phillips.
Một lần phun trào vào ngày 29-1 đã dẫn đến cơn bão Mặt trời khiến 40 vệ tinh SpaceX ngừng hoạt động.
Theo báo New York Post, những ngày tháng 2 còn lại, các đợt phun trào của Mặt trời chỉ còn ở hạng C, mức độ nhẹ hơn.
Mặc dù nghe có vẻ đáng sợ, nhưng tất cả đều là một phần hoạt động bình thường của Mặt trời, vì vậy mọi người không cần phải hoảng sợ.
Các nhà thiên văn học đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của Mặt trời, để đảm bảo rằng có nhiều cảnh báo trước khi bất kỳ cơn bão địa từ tiềm năng nào ập đến.
Mặt trời đang bắt đầu chu kỳ mới trong 11 năm. Chúng ta sẽ chứng kiến các vụ phun trào pháo sáng dữ dội và cực đoan hơn trong tương lai.
Những sự kiện này dự kiến sẽ đạt cực điểm vào khoảng năm 2025. Người ta hy vọng rằng Solar Orbiter, một vệ tinh quan sát Mặt trời do Cơ quan Vũ trụ châu Âu phát triển, sẽ quan sát được tất cả hoạt động của Mặt trời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận