Phóng to |
Các nhà khoa học NASA cho biết Mặt trăng và các hành tinh đá khác bên trong hệ mặt trời đã chịu sự va đập lâu dài bởi các tác động mạnh hơn nhiều so với những gì các nhà khoa học nghĩ trước đây.
Lớp vỏ của Mặt trăng gần như hoàn toàn bị nghiền thành bột. Các chuyên gia nói thêm lớp vỏ đó rất xốp, bị đứt gãy và cũng mỏng hơn chúng ta tưởng - chỉ dày khoảng 34-43km.
Hai vệ tinh kép - Ebb và Flow, cũng phát hiện nhiều cấu trúc khác trên Mặt trăng, cấu trúc đó được gọi là những con đê. Chúng lớn, dài, hẹp và nằm dưới bề mặt của Mặt trăng, với chiều dài khoảng 480km. Những "con đê” đó nằm dưới bề mặt của lớp mắcma rắn được bao phủ bởi các miệng núi lửa, chứng tỏ nó được hình thành trước các tác động bạo lực của Mặt trăng.
Các nhà nghiên cứu cho biết con đê kiểu này chỉ có thể hình thành nếu lớp vỏ của Mặt trăng giãn ra để có chỗ cho mắcma. Nói cách khác, việc này sẽ xảy ra khi bên trong Mặt trăng nóng lên và mở rộng.
Ý kiến trên thừa nhận rằng một hành tinh kích cỡ như sao Hỏa đã đập vào Trái đất khoảng 4,5 tỉ năm trước, và Mặt trăng là sản phẩm của sự kết hợp từ những mảnh của Trái đất bị thổi bay vào không gian.
Sami Asmar - nhà khoa học dự án Grail, NASA - cho biết: “Chúng tôi trông chờ về những kết quả thú vị trong tương lai”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận