Nam bác sĩ này đã từ chối bắt tay một nữ nhân viên hành chính, khi cô trao giấy chứng nhận cho anh, chỉ vì lời thề với vợ từ 10 năm trước.
Người đàn ông 39 tuổi mang quốc tịch Lebanon giải thích lý do là anh ta “tôn thờ chủ nghĩa truyền thống” của tôn giáo mình theo. Anh ta không muốn bắt tay người phụ nữ lạ mặt, cho dù đó là cán bộ hành chính – người đang trao giấy chứng nhận quốc tịch cho mình, vì điều đó giống như “mời gọi tình dục” và phản bội lời hứa với vợ mình.
Sự việc này xảy ra trong một buổi lễ tại Đức vào năm 2015. Người đàn ông giấu tên này đã sống tại Đức được 13 năm theo diện du học, du lịch và lao động xuất khẩu. Trong 13 năm ấy, anh này hoàn thành khóa học y khoa và vượt qua bài kiểm tra gia nhập quốc tịch với điểm cao nhất có thể.
Nhưng anh ta đã thất bại ở rào cản cuối cùng, chính tại buổi lễ trao giấy chứng nhận quốc tịch chỉ vì từ chối bắt tay một nữ nhân viên và khiến các nhà chức trách của Đức từ chối quyền công dân của anh ta.
Người đàn ông này kết hôn với một phụ nữ gốc Syria khoảng 10 năm trước và hứa với vợ rằng anh ta sẽ không bao giờ bắt tay một người phụ nữ nào khác ngoài cô ấy.
Sau 5 năm khiếu nại xét xử, đến tháng 10 năm nay, một tòa án khác được mở ra nhưng quyết định vẫn như cũ. Tòa án đưa ra lý do rằng mặc dù người đàn ông này xuất sắc vượt qua tất cả các bài kiểm tra và thủ tục hành chính, cam kết bảo vệ hiến pháp và bác bỏ chủ nghĩa cực đoan, nhưng quan điểm “chủ nghĩa chính thống” của anh này không thể hòa nhập vào xã hội tân tiến cởi mở, luôn đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ của người Đức.
Đức từ lâu đã lo ngại về những người theo “chủ nghĩa Salafists chính thống”, mặc dù chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong dân số Hồi giáo của đất nước.
Đại diện tòa án thành phố Mannheim cho biết, việc người đàn ông từ chối bắt tay viên chức xuất phát từ niềm tin rằng phụ nữ là đối tượng “cám dỗ tình dục”. Trong khi đó, tại Đức và nhiều quốc gia khác, bắt tay là cử chỉ mang tính lịch thiệp, văn hóa giao tiếp cơ bản, là hành động biểu thị sự đồng ý hoặc đạt được thỏa thuận
Hành động này thường diễn ra bất kể địa vị xã hội, giới tính hoặc các đặc điểm cá nhân khác của những người có liên quan.
Người đàn ông này hiện vẫn đang kháng cáo quyết định này lên tòa án liên bang.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận