Trạm hoạt hình

Manga được dịch bằng công nghệ AI sắp ra mắt

ANH VŨ

Đăng lúc 17:46 | 08/05/2024

Các công ty lớn, bao gồm nhà xuất bản truyện tranh Shogakukan, sẽ đầu tư vào một công ty khởi nghiệp nhằm đưa 50.000 bộ manga được dịch bởi AI ra nước ngoài.

Một số công ty lớn, bao gồm nhà xuất bản manga Shogakukan (nhà sáng lập ban đầu của Shueisha), sẽ đầu tư vào một công ty khởi nghiệp nhằm đưa khoảng 50.000 manga được dịch bằng AI ra thị trường nước ngoài.

Theo báo cáo mới nhất từ Nikkei, một nhóm bao gồm Shogakukan (xuất bản truyện tranh Thám tử Conan, Frieren), Tập đoàn đầu tư đổi mới công nghiệp Nhật Bản của chính phủ Nhật Bản và 8 công ty khác sẽ đầu tư 2,92 tỉ yên (khoảng 477 tỉ đồng) vào một công ty khởi nghiệp AI nhằm mục đích dịch thuật hơn 50.000 tựa manga sử dụng AI trong 5 năm tới. 

Công ty khởi nghiệp manga - Orange, được thành lập vào năm 2021 và bao gồm các biên tập viên truyện tranh, nhà sản xuất AI, nhà phát triển trò chơi, v.v.

Trụ sở của Shogakukan ở Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản.

Trụ sở của Shogakukan ở Chiyoda, Tokyo, Nhật Bản.

Hoạt hình về siêu nhân và robot, sự trở lại đầy hấp dẫnHoạt hình về siêu nhân và robot, sự trở lại đầy hấp dẫn

Cùng xem sự trở lại của siêu nhân, robot và cả quái thú tái xuất trong các phim hoạt hình mùa hè này.

Có thể dịch một tập manga chỉ trong...vài ngày

Orange tuyên bố AI của họ có thể dịch manga với thời gian bằng 1/10 so với quy trình dịch thuật hiện tại. Công ty này cũng cho biết thêm rằng một tập truyện được dịch đầy đủ có thể được hoàn thành chỉ trong vài ngày.

Orange hợp tác với các nhà xuất bản manga khác và các tác phẩm được dịch bằng AI của họ sẽ đến Mỹ vào mùa hè này thông qua ứng dụng sắp ra mắt emaqi. Các sản phẩm sẽ bao gồm manga dành cho nam, nữ và người lớn, đồng thời việc mở rộng sang các thị trường nói tiếng Tây Ban Nha và Ấn Độ sẽ được cân nhắc tiếp theo.

Manga được dịch bằng công nghệ AI sắp ra mắt- Ảnh 3.

Đương nhiên, những tuyên bố và phương pháp của Orange sẽ được xem xét kỹ lưỡng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành truyện tranh trong bối cảnh "người người nhà nhà dùng AI".

Gần đây, Crunchyroll tuyên bố rằng họ sẽ "tập trung" vào việc thử nghiệm AI cho phụ đề anime, đã vấp phải phản ứng dữ dội từ người hâm mộ và gắt gao nhất là các dịch giả. Nhiều dịch giả khẳng định họ đã bị sa thải và được tuyển dụng lại với những điều kiện tồi tệ hơn để làm việc với AI, mặc dù các bản dịch AI thường kém chính xác hơn, dẫn đến việc các chuyên gia dịch thuật đã phải làm công việc tương tự với mức thù lao ít hơn.

Manga được dịch bằng công nghệ AI sắp ra mắt- Ảnh 4.

Các công ty quan tâm đến vấn đề vi phạm bản quyền manga lập luận rằng AI có thể giảm thiểu thiệt hại

Tuy nhiên, Nikkei nhấn mạnh lập luận ngược lại. Nhóm chống vi phạm bản quyền Nhật Bản CODA nhấn mạnh rằng mức thiệt hại trong ngành xuất bản do vi phạm bản quyền gây ra là từ 2,57 tỉ đô la đến 5,4 tỉ đô la.

Manga được dịch bằng công nghệ AI sắp ra mắt- Ảnh 5.

Một yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng vi phạm bản quyền là sự chậm trễ giữa việc phát hành ở Nhật Bản và các khu vực nước ngoài như Bắc Mỹ, nơi gần đây được mệnh danh là quốc gia có tình trạng vi phạm bản quyền manga nhiều nhất thế giới vào năm 2023.

Manga được dịch bằng công nghệ AI sắp ra mắt- Ảnh 6.

Với việc nhiều người hâm mộ coi vi phạm bản quyền là một vấn đề..."bình thường", các bản dịch AI có sẵn sẽ làm giảm thiểu vấn đề này khi nó sẽ khiến cho các trang web dịch thuật trở nên "ế khách" hơn.

Nhật Bản "khai quật" được bộ anime hơn 100 năm tuổiNhật Bản 'khai quật' được bộ anime hơn 100 năm tuổi Du hành thời gian, đề tài thú vị của phim hoạt hìnhDu hành thời gian, đề tài thú vị của phim hoạt hình 10 phim hoạt hình truyền thống có doanh thu cao nhất mọi thời đại - phần 210 phim hoạt hình truyền thống có doanh thu cao nhất mọi thời đại - phần 2
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
X
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tin mới Trạm Hoạt Hình