Đặt mục tiêu: Cần trao đổi trước với cấp trên
Theo chuyên gia nghề nghiệp Hannah Salton, trước khi quyết định đặt mục tiêu cụ thể, bạn cần trao đổi với người quản lý.
Một cuộc thảo luận chân thành sẽ giúp bạn hiểu sếp đang mong đợi gì ở mình.
Thử thách với cái mới - nhưng đừng đi quá xa
Bạn nên thử quan tâm tới những kỹ năng linh hoạt sẽ có ích ở các ngành nghề và vai trò khác. Hoặc chúng sẽ giúp cơ hội thăng tiến của bạn tăng lên.
Trong trường hợp này, các mục tiêu có thể hơi vượt ra khỏi phạm vi quen thuộc. Bạn cần tìm hiểu thêm về chúng, thậm chí là những thứ hoàn toàn mới đối với bạn.
Vì là thứ mới mẻ, bạn sẽ dễ nảy ra vô số ý tưởng. Hãy mạnh tay cắt bỏ, chỉ tập trung vào một danh sách tuyển chọn kỹ càng để tránh mất thời gian lẫn công sức.
Đặt mục tiêu: Dám chịu trách nhiệm
Một bản kế hoạch rõ ràng cũng giúp bạn giữ vững tinh thần trách nhiệm hơn. Hãy nghĩ về các mục tiêu xuyên suốt năm dài, thay vì chỉ vào những thời điểm đánh giá.
Bạn nên tự đặt ra thời gian kiểm tra quy định của cá nhân. Ví dụ, bạn dành 30 phút mỗi tuần để xem xét tiến độ, xây dựng các mục tiêu nhỏ cho tuần tiếp theo.
Những mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn tiến lại gần các mục tiêu dài hạn hơn. Bạn có thể ghi chép vào một cuốn sổ tay, đặt ngay trên bàn làm việc, hoặc làm thành hình nền máy tính.
Nhận sự hỗ trợ cần thiết
Cấp trên và đồng nghiệp có thể giúp bạn duy trì đúng tiến độ. Bạn có thể đăng ký các khóa học đào tạo, hợp tác trong các dự án hoặc học hỏi từ đồng nghiệp.
Muốn tận dụng tốt nhất những cơ hội này, kỹ năng giao tiếp là chìa khóa thành công.
Khi trao đổi với sếp về khả năng hoàn thành mục tiêu, hãy nói thật. Nếu bạn cần thêm trợ giúp, bạn nên trình bày cụ thể và thử đề xuất.
Tuy nhiên, xét cho đến cùng, mục tiêu dù là con đường tuyệt vời để tiến bộ trong công việc, nó không phải là điều quan trọng duy nhất.
Quá trình đặt ra mục tiêu cũng là một dịp để bạn khám phá bản thân, xem mình muốn trưởng thành và phát triển như thế nào.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận