Tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là cách tốt nhất giúp trẻ phòng tránh bệnh tật. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lại “mù tịt” về lịch tiêm, thậm chí có người còn để lạc mất sổ hay không nắm rõ tình trạng sức khỏe của con mình trước khi tiêm ngừa.
Thời điểm dễ gây sốc phản vệ
Ngược lại, một số người lại quá lo lắng về tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm vắcxin nên có suy nghĩ “không tiêm luôn cho an toàn”.
Tuy nhiên, BS Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM), khẳng định: “Tiêm ngừa vắcxin giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm số ngày ốm và nhập viện cũng như thời gian, công sức, chi phí chăm sóc y tế cho cha mẹ. Trẻ tử vong do tiêm vắcxin chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ và nguyên nhân chính là do độ nhạy cảm của cơ thể, thuộc về cơ địa của người được tiêm”.
BS Khanh cũng khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ tiêm ngừa trong một số trường hợp như: trẻ đang sốt, cảm cúm, mắc các bệnh về não, động kinh, suy chức năng các cơ quan (tim, thận, hô hấp, tuần hoàn), mắc các bệnh cấp tính... vì chúng sẽ tạo yếu tố thuận lợi gây ra sốc phản vệ.
Trong trường hợp trẻ từng bị sốc phản vệ với vắcxin hay kháng sinh cụ thể nào đó, tuyệt đối không được tiêm loại này mà thay thế bằng việc tiêm vắcxin phòng bệnh khác.
Do đó khi đưa trẻ đi tiêm ngừa, phụ huynh cần chủ động thông báo tình trạng sức khỏe và tiền sử tiêm ngừa của trẻ để giúp cán bộ y tế chỉ định đúng từng trường hợp.
Cha mẹ cần lưu ý gì?
Trước khi tiêm ngừa, phụ huynh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ cho trẻ để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, tránh cho trẻ ăn quá no nhưng cũng không nên để bụng đói vì có thể sẽ khiến trẻ bị đói lả sau khi tiêm.
Cha mẹ cần mang sổ và phiếu tiêm chủng của trẻ để cán bộ y tế ghi chép và theo dõi lịch tiêm của con mình. Trong quá trình tiêm chủng, các bà mẹ cần hỏi và xem kỹ loại vắcxin trong lần tiêm chủng lần này của trẻ.
BS Khanh cho biết: “Sau khi trẻ tiêm ngừa xong, không nên đưa trẻ về ngay mà cần ở lại theo dõi 15-30 phút để đề phòng việc trẻ bị sốc phản vệ. Trước khi rời phòng tiêm, các bà mẹ nên hỏi cán bộ y tế những phản ứng có thể xảy ra và cách hướng dẫn, chăm sóc trẻ sau tiêm. Nếu trẻ không có bất kỳ phản ứng nào, phụ huynh có thể đưa trẻ về nhà nhưng vẫn cần theo dõi thêm ít nhất 24 giờ sau tiêm”.
Theo BS Khanh trường hợp bé bị sốt sau tiêm ngừa, cha mẹ nên cặp nhiệt độ và theo dõi. Nếu sốt dưới 38 độ thì có thể uống nhiều nước, nằm chỗ thoáng. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần tích cực lau mát, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.
Ở những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng. Tuy nhiên, cha mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 6-8 tiếng. Nếu trẻ có biểu hiện đau thì cần chườm mát lên vết tiêm, mặc đồ thoáng. Đặc biệt lưu ý là không nên đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm. Trẻ có thể tắm bình thường nếu sức khỏe không gặp vấn đề bất thường nào.
“Sau khi tiêm phòng, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như: sốt trên 39 độ C, sốt cao quá hai ngày, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để cán bộ y tế xử trí kịp thời”- BS Khanh đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh.
Một số lưu ý ngắn gọn:
- Bệnh nhẹ tiêm được
- Hết bệnh tiêm được
- Đang uống kháng sinh tiêm được vì kháng sinh chả làm gì được kháng sinh
- Corticoide liều thấp hay dưới 2 tuần tiêm được
- Nếu tiêm ngừa trễ, không cần phải bắt đầu lại từ đầu, tiêm mũi bị trễ và tiếp tục các mũi theo lịch
Hapacol 250 với hoạt chất chính là paracetamol có mùi cam, vị ngọt giúp bé giảm nhanh cơn sốt Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Sản phẩm được sản xuất và phân phối bởi: Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P.An Hoà, Q.Ninh Kiều, TP Cần Thơ Mọi thông tin liên hệ: 071 0389 1433 - 08 389 1434 |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận