Lương nhà giáo vẫn là câu chuyện được quan tâm hiện nay - Ảnh: Học trò Trường THCS Quốc Thái, huyện An Phú (An Giang) trong giờ học - Ảnh: BỬU ĐẤU
Đây là những câu hỏi được các đại biểu đặt ra nhiều nhất tại Hội thảo góp ý dự thảo Luật giáo dục sửa đổi, do Bộ GD-ĐT tổ chức ở TP.HCM ngày 12-12.
"Việc quan tâm đến chính sách tiền lương đối với nhà giáo là một sự đột phá, thu hút học sinh giỏi thi vào trường sư phạm; các thầy cô giáo sẽ yên tâm với nghề. Tôi rất nhất trí và đồng tình cao" - ông Bùi Văn Hòa, hiệu trưởng Trường THCS Thăng Long, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, phát biểu tại hội thảo.
Theo ông Hòa: "Khi tăng lương cần xét đến những bất cập: hiện tại chính sách tiền lương đối với cán bộ, chuyên viên ở sở, phòng GD-ĐT chưa hợp lý.
Ai cũng biết cán bộ, giáo viên ở các trường phải giỏi mới được bổ nhiệm làm việc ở sở, phòng GD-ĐT, nhưng khi về sở, phòng thì họ mất hết khoản phụ cấp, lương giảm gần một nửa khi làm việc ở trường.
Trong khi đó, giáo viên còn được nghỉ hai tháng hè, chứ cán bộ, chuyên viên cấp sở, phòng chỉ được nghỉ phép 14 ngày/năm.
Đề nghị Luật giáo dục sửa đổi cần định nghĩa lại về nhà giáo: bao gồm cả những người đứng lớp và những người làm công tác quản lý chuyên môn ở sở, phòng GD-ĐT".
Tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Thanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, kể: "Từ khi dự thảo Luật giáo dục sửa đổi được công bố trên các phương tiện truyền thông, các nhà giáo cứ thắc mắc: tăng lương trong điều kiện như hiện tại thì có khả thi không, lấy nguồn ở đâu để tăng và tăng được bao nhiêu.
Thậm chí nhiều người còn nói vui: lương giáo viên không cần phải cao hơn các ngành nghề khác, chỉ cần bằng với ngành quân đội là được rồi".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận