14/10/2024 09:07 GMT+7

Lúc nhỏ mắc thủy đậu, về già sẽ mắc zona, vì sao?

Nhiều người đã biết 2 bệnh thủy đậu và zona thần kinh, nhưng lại không biết rằng 2 căn bệnh này liên quan với nhau theo kiểu lúc nhỏ mắc thủy đậu, già sẽ mắc zona. Một vi rút nhưng gây hai bệnh.

Bé mắc thủy đậu, về già mắc zona, vì sao? - Ảnh 1.

Bệnh thủy đậu với đặc trưng là các nốt phỏng nước trên da - Ảnh minh họa

Theo các bác sĩ, bệnh zona thần kinh còn gọi là bệnh zona hoặc giời leo, là bệnh nhiễm trùng da do vi rút Varicella zoster (VZV) - vi rút gây bệnh thủy đậu. Sau khi mắc bệnh thủy đậu và khỏi bệnh thì vẫn còn một số vi rút Varicella tồn tại ở trạng thái tiềm tàng nhưng không gây bệnh.

Các vi rút này cư trú ở các hạch thần kinh trong nhiều tháng, nhiều năm. Khi gặp các điều kiện thuận lợi như suy giảm miễn dịch do lớn tuổi hay do bệnh lý, các sang chấn tinh thần hoặc suy nhược cơ thể, loại vi rút này sẽ tái kích hoạt.

Chúng nhân lên và phát triển ở dây thần kinh cảm giác, đồng thời lan truyền ra da làm tổn thương niêm mạc, da, từ đó gây nên bệnh zona. Đó chính là lý do mà zona không chỉ là một bệnh ngoài da mà có thể tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi nhưng người lớn gặp nhiều hơn ở trẻ em, đặc biệt tăng cao ở người lớn từ 50 tuổi. Người bệnh thường có những biến chứng và di chứng như nhiễm trùng, loét, thành sẹo và đau thần kinh sau zona là biến chứng thường gặp nhất.

Khi mắc bệnh zona vùng da tổn thương sẽ bị nổi ban đỏ. Các vết ban này sẽ biến thành mụn nước và tập trung theo từng đám.

Ở giai đoạn đầu, các mụn nước căng lên và có dịch trong. Sau vài ngày sẽ chuyển màu đục dần rồi hóa mủ, rồi mụn bị vỡ, hình thành nên các vảy và bong dần sau khi khô, để lại sẹo trên da. Các triệu chứng hay gặp ở người bệnh là:

- Người mệt mỏi và mất ngủ.

- Đau trước, trong và sau khi tổn thương da.

- Ngứa, rát bỏng hoặc rối loạn cảm giác vùng da bị tổn thương.

- Mụn nước, bọng nước thành đám.

Người lớn tuổi dễ mắc bệnh vì hệ miễn dịch lão hóa

Tại hội thảo lão khoa quốc gia vừa tổ chức ở Hà Nội, các báo cáo cho thấy Việt Nam sẽ chính thức bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2036.

Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%. Điều này tác động mạnh đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe bởi nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhóm dân số này cao hơn.

Theo ông Nguyễn Trung Anh - giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam theo thống kê gần nhất đã đạt 74,5 tuổi (năm 2023), cao hơn rất nhiều so với 30 năm trước đó (1993) với 65,5 tuổi.

Tuy nhiên với mức tuổi thọ này, mỗi người trung bình có 14 năm sống chung với bệnh tật. Trong đó, ở nhóm trên 60 tuổi mỗi người có 2,6 bệnh đồng mắc, nhóm trên 80 tuổi mỗi người trung bình có 6,9 bệnh.

Theo TS Raunak Parikh, giám đốc y khoa, ngành y khoa toàn cầu, GSK, cho biết khi chúng ta già đi, đáp ứng của hệ miễn dịch suy giảm theo thời gian. Từ 45-50 tuổi trở đi, tác động của sự suy giảm trở nên rõ ràng nhất và ngày càng trầm trọng hơn theo tuổi tác, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.

Ông Raunak cho rằng không có độ tuổi chính xác đánh giá miễn dịch bắt đầu suy giảm nhưng nhìn chung hệ miễn dịch bắt đầu thay đổi dần dần theo tuổi trưởng thành, do đó khiến mọi người dễ mắc bệnh hơn.

Những loại bệnh mà người già hay gặp nhất là tim mạch, tiểu đường, các bệnh ung bướu, phổi tắc nghẽn mạn tính... Zona thần kinh cũng là bệnh phổ biến thường thấy ở người lớn tuổi, ước tính cứ 3 người thì có 1 người mắc bệnh này trong đời, gây đau, phát ban và các biến chứng hiếm gặp khác như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Để phòng bệnh, ông Raunak khuyến cáo nên "lắng nghe cơ thể", tập thể dục đều đặn, vừa sức và khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, trước đây người dân thường chú ý đến tiêm chủng cho trẻ em, nhưng nay nên chú ý đến tiêm chủng cho người lớn giúp phòng ngừa các bệnh đã có vắc xin.

Bé mắc thủy đậu, về già mắc zona, vì sao? - Ảnh 2.Chăm sóc trẻ bị bệnh thuỷ đậu

Bệnh thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ, phỏng rạ) là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút Varicella Zoster herper gây ra, sang thương chủ yếu ở da và niêm mạc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên