15/12/2021 17:23 GMT+7

Luật sư bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến ‘phản ứng’ thái độ của kiểm sát viên

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP

TTO - Chiều 15-12, sau khi viện kiểm sát đối đáp, luật sư Phan Trung Hoài - bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến - cho rằng kiểm sát viên đã sử dụng từ ngữ 'miệt thị' bị cáo Trần Vĩnh Tuyến, 'vi phạm quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa'.

Luật sư bào chữa cho ông Trần Vĩnh Tuyến ‘phản ứng’ thái độ của kiểm sát viên - Ảnh 1.

Ông Trần Vĩnh Tuyến - Ảnh: NHẬT THỊNH

Luật sư Phan Trung Hoài cho rằng kiểm sát viên Nguyễn Minh Đồng đã có phần đối đáp ấn tượng đi trực tiếp vào chứng cứ chứng minh quan điểm buộc tội của mình. Tuy nhiên, khi thực hành phần đối đáp đặc biệt là kiểm sát viên Nguyễn Đức Bằng đã có câu chữ không phù hợp với chức năng, quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa.

Kiểm sát viên Nguyễn Minh Đồng nói "bị cáo Trần Vĩnh Tuyến tỏ ra thận trọng", kiểm sát viên Nguyễn Minh Bằng sử dụng từ "bị cáo Trần Vĩnh Tuyến dấm dúi ghi chữ mật trên tờ trình".

Luật sư Hoài cho rằng tờ trình của UBND TP qua quy trình nhiều bước, vết tích trên tờ trình rõ ràng. Luật sư cho rằng điều này trái với quy tắc ứng xử của kiểm sát viên tại phiên tòa. Theo đó kiểm sát viên không được miệt thị người trái quan điểm với viện kiểm sát.

"Trong phần bào chữa chúng tôi sử dụng câu chữ hết sức cẩn trọng, mong muốn và sẵn sàng nhận thức về các chứng cứ buộc tội nếu chứng cứ đó có căn cứ. Nếu được ông kiểm sát viên nên rút lại, nếu không ông phải chứng minh ông Trần Vĩnh Tuyến dấm dúi như thế nào. Ông Tuyến đang là bị cáo nhưng cũng là con người, khi chưa có bản án có hiệu lực pháp luật thì không thể chỉ trích, miệt thị được" - ông Hoài nói.

Về nội dung vụ án, viện kiểm sát đánh giá vụ án này đơn giản. Tuy nhiên, luật sư cho rằng việc chuyển nhượng dự án hiện nay có nhiều luật điều chỉnh, cần xem xét quy định điều kiện chuyển nhượng dự án có gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất không.

Điều 50 Luật kinh doanh bất động sản quy định thẩm quyền UBND "cho phép" chuyển nhượng dự án, còn mẫu 11 kèm theo nghị định 76 dùng từ đề nghị "chấp thuận" chuyển nhượng dự án. Vậy đây là quyết định cho chuyển nhượng dự án hay chấp thuận chủ trương? 

Luật sư viện dẫn Từ điển luật học do Bộ Tư pháp ban hành giải thích chấp thuận là đồng ý về chủ trương. Khác hoàn toàn với từ cho phép.

Thứ ba, viện kiểm sát cho rằng trong hợp đồng chuyển nhượng dự án có giá trị quyền sử dụng đất và thừa nhận hợp đồng chuyển nhượng dự án này là tiếp nối hợp đồng hợp tác kinh doanh từ năm 2008. Viện kiểm sát cho rằng hợp đồng hợp tác kinh doanh này là sai nhưng không gây thiệt hại. 

Theo luật sư, trong hợp đồng này, SAGRI không góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Công ty Phong Phú cũng không xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị chuyển nhượng. Giám định viên Bộ Tài chính cũng xác định chưa có tài liệu thể hiện trong giá trị chuyển nhượng dự án có giá trị quyền sử dụng đất, các bên thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh, SAGRI góp 28% góp vốn bằng tiền theo tiến độ dự án, không góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Trước đó, các bên cũng đã xác định quyền sử dụng đất theo giá thị trường.

Luật sư Hoài cho rằng ông Trần Vĩnh Tuyến chưa bao giờ hình dung trong việc chuyển nhượng giá trị dự án có giá trị quyền sử dụng đất. Từ năm 2012, Công ty Phong Phú đã tổ chức huy động vốn, thực chất là bán đất nền cho khách hàng.

"Nếu SAGRI là người bị hại thì ai là người được hưởng lợi? Nếu việc chuyển nhượng trót lọt thì có phải người được hưởng lợi là Công ty Phong Phú?" - luật sư đặt câu hỏi.

Vụ SAGRI: VKS nói thiệt hại là số tiền Nhà nước thất thu Vụ SAGRI: VKS nói thiệt hại là số tiền Nhà nước thất thu

TTO - Đối đáp với ý kiến của các bị cáo và luật sư, đại diện Viện KSND TP.HCM cho rằng thiệt hại của vụ án là số tiền Nhà nước thất thu khi SAGRI chuyển nhượng dự án.

TUYẾT MAI - HOÀNG ĐIỆP
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên