Phóng to |
Đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) - Ảnh: Việt Dũng |
Điều này nhằm tránh nhập nhèm quảng cáo trá hình trên các phương tiện truyền thông.
Đề cập tới thời lượng quảng cáo, ông Phong cho rằng quảng bá phục vụ công tác tuyên truyền trên truyền hình nên để mức 10%. Còn với truyền hình trả tiền chỉ nên hạn chế ở mức 3%, bởi hiện có 70 kênh trả tiền nhưng nội dung phát sóng đến 80% thời lượng là chương trình cũ, mua lại của các kênh truyền hình quảng bá.
Thực tế người xem luôn phải xem các chương trình cũ, chất lượng kém và nếu quy định thời lượng quảng cáo là 5% như dự thảo là chưa công bằng.
Ông Phong cũng đề nghị luật phải quy định rõ hơn việc không được chen ngang quảng cáo vào giữa chương trình trên các kênh truyền hình trả tiền, vì hiện nay đang có tình trạng lạm dụng, làm khán giả - người tiêu dùng mua sản phẩm truyền hình rất bực bội.
Đại biểu Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) kiến nghị rằng với các quảng cáo nhất thời, cho một hoạt động nào đó, chỉ nên cấp phép đúng bằng thời gian hoạt động đó diễn ra. Quy định này sẽ giúp các cơ quan dễ quản lý quảng cáo, tránh trường hợp tranh giành vị trí quảng cáo vì không ghi rõ thời hạn. Việc nhiều bảng quảng cáo khi sự kiện đã kết thúc nhưng không gỡ tạo nên sự rách rưới, nhếch nhác rất phản cảm cũng cần phải xử lý triệt để.
Về mặt quản lý quảng cáo, đại biểu Trần Hồng Thắm (Cần Thơ) băn khoăn khi luật giao cho Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch quản lý: "Hơn 80% quảng cáo lại xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, là những đơn vị do cục báo chí, xuất bản, phát thanh truyền hình… quản lý. Như vậy liệu có mâu thuẫn?".
Đại biểu Thắm cũng cho rằng luật nên quy định rõ hơn nữa các yếu tố thế nào là thiếu thẩm mỹ, trái thuần phong mỹ tục vì quan điểm về chuyện này trong mỗi người là khác nhau. Không có tiêu chí rõ ràng, cả đơn vị quảng cáo lẫn nơi quản lý quảng cáo đều lúng túng.
Về trách nhiệm những đối tương quảng cáo sai phép. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (Hà Nội) đề nghị những người cho thuê địa điểm quảng cáo phải liên đới chịu trách nhiệm về quảng cáo sai phép khi người thuê lắp biển quảng cáo chưa đúng quy hoạch, chưa có phép.
Bà Hồng Hà dẫn chứng ở các thành phố lớn, nhiều biển quảng cáo sai phạm trên nóc nhà, được chính gia chủ cơi nới cho thuê. Nếu chỉ xử phạt người quảng cáo thì chưa nghiêm và không hiệu quả.
Nếm cấm triệt để quảng cáo rượu Nhiều đại biểu đề nghị cấm triệt để quảng cáo rượu, không nên quy định chỉ cấm với rượu nồng độ cồn trên 15% như hiện nay. Bởi cũng rất ít loại rượu có nồng độ cồn thấp hơn và quy định như vậy là không cần thiết, cũng chưa thể hiện tính quyết liệt. Đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) còn băn khoăn về điều luật cấm quảng cáo rượu khi đưa ra ví dụ: cách đây chưa lâu có một chương trình nghệ thuật mang tên “Hòa nhạc Hennesy” - mang tên một nhãn rượu nổi tiếng. Chương trình này được đơn vị quản lý nghệ thuật cấp phép. Thế nhưng khi báo chí đưa tin về chương trình nghệ thuật này lại bị nhắc nhở vì có tên nhãn rượu trong tên chương trình. Đại biểu Trang kiến nghị nên cấm hẳn việc dùng tên sản phẩm rượu hoặc mặt hàng bị cấm quảng cáo để đặt tên cho các chương trình. Như vậy mới bảo đảm tính nhất quán của pháp luật. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận