Sợi tơ tằm Bảo Lộc là nguyên liệu để sản xuất các loại lụa đang được nhiều hãng thời trang trên thế giới ưa chuộng
Nhiều thương hiệu thời trang danh tiếng của thế giới đã đặt hàng gia công tại đây. Tháng 10-2018, giữa Việt Nam và Thái Lan đã có những đợt xúc tiến để đưa những thành phẩm được sản xuất từ tơ đến Thái Lan.
Ít ai biết rằng trong hai thập kỷ, từ năm 1995 đến 2005, làng lụa nổi danh này chỉ là một đống sắt tàn. Làng lụa bị xóa sổ tưởng như chỉ còn lại cái tên trong ký ức của những người còn trăn trở về nó.
Theo thông tin của UBND TP Bảo Lộc, trong hai năm trở lại đây, sản lượng tơ, lụa ổn định ở mức hơn 1.000 tấn tơ tằm một năm, khoảng 2,9 triệu m2 lụa.
Đây là vùng chuyên sản xuất tơ và lụa tơ tằm, không sản xuất sợi pha hoặc lụa có pha sợi tổng hợp.
Từ tơ tằm, các nhà dệt ở Bảo Lộc đã sản xuất lụa satinh dùng may kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản); lụa yozu (dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ); vải lụa habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp...
Số phận của vùng lụa Bảo Lộc - "thủ phủ tơ lụa" Việt Nam - đang có những nỗ lực để quay trở lại đúng vị trí của mình. Tại Bảo Lộc và các huyện lân cận, các làng tơ lụa đã hình thành như một vòng tròn khép kín từ trồng dâu, nuôi tằm, sản xuất tơ lụa, mua bán.
Vòng tròn này vận hành không ngơi nghỉ suốt ngày đêm giúp "thủ phủ tơ lụa" Bảo Lộc hồi sinh từ một đống sắt tàn.
Bà Đặng Thị Kim (62 tuổi, thôn 8, xã ĐamB’ri, TP Bảo Lộc) đốt lửa sưởi ấm cho tằm trong những ngày trời lạnh ẩm
Lâm Thị Yến Nhi (18 tuổi, xã ĐamB’ri) vừa canh tằm làm kén vừa tranh thủ học bài
Tơ từ kén phế phẩm được sản xuất thủ công bán cho Trung Quốc sản xuất các loại thảm, lót sàn có nguồn gốc tơ lụa
Đôi tay bị sần sùi do thường xuyên tiếp xúc với nước nóng
Cụ Phạm Thị Thìn (88 tuổi, phường 2) cùng con trai ươm tơ thô để bán sang Trung Quốc
Để có tấm lụa thương phẩm đạt chuẩn, từng sợi tơ phải được kiểm tra chất lượng
Du khách Hàn Quốc (trái) chọn mua khăn lụa sản xuất tại Bảo Lộc
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận