* Khóa trong tủ, vẫn “gọi” được* Khách hàng S.Fone bị đứng tên… 52 số điện thoại * Khuyến mại lập lờ
Phóng to |
Chị Xuyên đã chuyển sang sử dụng mạng điện thoại khác |
Bức xúc của khách hàng
Ở tỉnh Bạc Liêu có “phong trào” sử dụng mạng viễn thông điện lực (EVN-Telecom) do Điện lực Bạc Liêu cung cấp từ năm 2006. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, nhiều người phát hiện cước phí tính sai quá nhiều, nên làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng.
Ông Huỳnh Ngọc Cường, cán bộ Viện KSND tỉnh Bạc Liêu kể: Cuối năm 2008, ông đăng ký thuê bao điện thoại cố định không dây trả sau của Điện lực Bạc Liêu. Thời gian đầu, bình quân mỗi tháng tổng cước chỉ khoảng 50.000 đồng. Những tháng về sau, giá cước tăng cao bất thường (200.000 - 300.000 đồng), mặc dù ông Cường cho biết điện thoại chủ yếu để nghe, rất ít gọi đi. Khi điện thoại bị hư, ông Cường bỏ vô tủ khóa lại, nhưng tháng sau ông tá hỏa khi nhận được thông báo số cước điện thoại lên đến gần 250.000 đồng.
“Không thể hiểu nổi. Điện thoại bị hư, không sử dụng, bỏ vô tủ khóa lại, lại phát sinh trên 100 cuộc gọi đến máy khác” - ông Cường bức xúc. Ông Cường khiếu nại lên Điện lực Bạc Liêu, nhưng không được giải quyết thỏa đáng, thế là ông quyết định không đóng cước 2 tháng liền. Sau đó, ngày nào cũng có nhân viên đến đòi tiền. Họ còn dọa “nếu không đóng tiền thì Điện lực Bạc Liêu sẽ cắt điện sinh hoạt”. Do sợ bị cắt điện ông Cường buộc phải đóng 2 tháng cước cho những cuộc gọi "ma".
Tương tự, bà Lâm Thị Vui (ấp Trèm Trẹm, thị trấn Ngan Dừa, H.Hồng Dân) kể, sau thời gian sử dụng điện thoại của Điện lực Bạc Liêu, thấy tiền cước quá cao, bà đã cố ý để điện thoại vào tủ khóa lại, tuyệt đối không sử dụng trong một tháng. Rốt cuộc vẫn xuất hiện 107 cuộc gọi từ máy nhà bà đến các số máy khác!
Chị Dương Mỹ Xuyên (ấp Giồng Nhãn, xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu) thì bức xúc: “Chỉ qua 2 tháng sử dụng, dù nhà tôi ít xài điện thoại nhưng cước phí hằng tháng lên đến hơn 200.000 đồng. Rà lại, tôi phát hiện nhiều số điện thoại gia đình tôi chưa bao giờ gọi lại có trong giấy báo cước”. Chị Xuyên đã nhiều lần phản ánh với nhà cung cấp nhưng không được giải quyết thỏa đáng nên đã ngừng sử dụng mạng điện thoại này, và chưa chịu trả 2 tháng cước phí hơn 400.000 đồng mà chị còn nợ.
Ép cán bộ, nhân viên thu cước
Phóng to |
Anh Nguyễn Hoài Phong (cán bộ xã Hiệp Thành, thị xã Bạc Liêu - nhân viên hợp đồng thu cước cho Điện lực Bạc Liêu) than thở: “Đi thu cước điện thoại thật là trần thân, người dân không chịu trả lại còn chửi bới tôi, đòi trả lại máy điện thoại. Họ cho rằng, cách tính cước là không đúng”.
Ông Trần Văn Nhớ - Phó chủ tịch UBND xã Hiệp Thành xác nhận rằng, UBND xã đã nhận rất nhiều đơn thư phản ánh của bà con về cách tính cước không chính xác của mạng điện lực.
Điều khiến nhiều người bức xúc là thay vì tìm biện pháp tháo gỡ hoặc có hình thức xử lý các khách hàng dây dưa chậm đóng cước, thì lãnh đạo Điện lực Bạc Liêu lại nghĩ ra một cách chia đều công nợ cho CBNV ở các chi nhánh, ai cũng phải đi thu tiền cước.
Tại nhiều chi nhánh, mức "khoán" cho CBNV rất cao. Cụ thể: Chi nhánh Điện lực Hòa Bình có 53 CBNV, mỗi người phải thu 13,4 triệu đồng; Chi nhánh Điện lực Phước Long có 54 CBNV, "mức khoán" là 17,5 triệu đồng/người; Chi nhánh Điện lực TX Bạc Liêu có 82 CBNV, "mức khoán" 20,4 triệu đồng/người...
Theo tâm sự của nhiều CBNV, do e ngại không hoàn thành nhiệm vụ thu cước trong 3 tháng liên tiếp sẽ bị cơ quan kỷ luật, nên hầu hết CBNV phải đi vay bạc nóng, vơ vét tiền dành dụm, vay tiền ngân hàng để "nạp” cho cơ quan, hiện mỗi người phải “ôm” một xấp hóa đơn tiền cước phí của khách hàng. Hằng ngày sau khi làm xong công việc chuyên môn, họ phải đi nài nỉ từng khách hàng, nhưng cũng chưa biết đến bao giờ mới thu được tiền để trả nợ.
Trước những bức xúc của người dân và cán bộ trong ngành, PV Thanh Niên đã nhiều lần liên hệ và trực tiếp xin làm việc với Ban giám đốc Điện lực Bạc Liêu nhưng đều bị từ chối. Ngay Phó giám đốc Điện lực Bạc Liêu, ông Trần Quyền Dự cũng cho rằng không thể cung cấp thông tin cho báo vì chưa có ý kiến của giám đốc (bận đi công tác nước ngoài)...
Khuyến mại lập lờ Nhiều bạn đọc gọi điện tới cho rằng họ đã bị nhà mạng Viettel “lừa” với chương trình khuyến mại tặng 150% được Viettel tiến hành trong tuần qua. Theo công bố của Viettel, chương trình khuyến mại “lớn nhất từ trước đến nay” dành cho thuê bao trả trước được tiến hành từ 23 - 25.6.2009. Thuê bao hội đủ các điều kiện hưởng khuyến mại (hoạt động từ 3 tháng trở lên; giá trị thẻ nạp tối thiểu 50.000 đồng, nạp trong khoảng thời gian 23 - 25.6.2009) sẽ được tặng đến 150% giá trị thẻ nạp khi nạp thẻ mới (quy đổi ra số phút gọi và tin nhắn). Anh Long (quận Hoàng Mai, Hà Nội) chủ nhân số thuê bao 0987508xxx cho biết ngày 25.6 anh nạp một thẻ cào có mệnh giá 500.000 đồng vào tài khoản và đinh ninh rằng số phút gọi và tin nhắn nhận được sẽ tương ứng với 750.000 đồng. Nhưng sau khi kiểm tra lại mới té ngửa ra số phút gọi và số tin nhắn thậm chí chỉ tương đương hơn 80% khoản tiền anh phải bỏ ra. Cụ thể, theo thông báo của Viettel, số phút gọi nội mạng và số tin nhắn mà anh Long nhận được sẽ tương ứng là 240 phút và 240 tin nhắn. Theo giá cước hiện tại 1.390 đồng/phút và 300 đồng/tin thì tổng số tiền mà anh Long nhận được chỉ là 405.600 đồng trong khi anh phải trả 500.000 đồng! Bức xúc, anh Long gọi điện đến tổng đài 19008198 của Viettel để phản ánh thì được cho biết mức khuyến mại 150% là con số “tương đối” và đề nghị anh Long xem lại cụ thể trên trang web của Viettel. “Nhân viên tổng đài thậm chí còn nhắc nhở tôi lần sau nên tìm hiểu kỹ trước khi nạp tiền, khiến tôi càng thấy bất bình” - anh Long cho biết. Trên thực tế, tùy các gói dịch vụ mà khách hàng sử dụng mà mức độ khuyến mại khác nhau chứ không phải tất cả các gói cước đều được hưởng mức khuyến mại này. Theo công bố trên website của Viettel, mệnh giá nạp tiền từ 300.000 đồng trở lên khách hàng sẽ được khuyến mại 135% đối với các gói Economy, Ciao; 151% đối với gói Tomato, SumoSim; 103% đối với gói Happy Zone; và 127% với các gói Daily, Sinh viên. Đối với các mệnh giá thẻ nạp từ 50.000 - 100.000 đồng, mức khuyến mại thấp hơn nhiều với các mức tương ứng lần lượt là 101%, 113%, 77% và 95%. Điều đáng nói là, theo phản ánh của bạn đọc, trên các quảng cáo của Viettel chỉ nhấn mạnh đến việc khuyến mại 150% giá trị thẻ nạp, được in to đậm, nổi bật tạo cảm giác cho khách hàng tất cả thẻ nạp đều được hưởng mức khuyến mại này. |
Khách hàng S.Fone bị đứng tên… 52 số điện thoại Anh Bùi Ngọc Hương (Đà Nẵng) kể: Năm 2005, anh đến cửa hàng Thanh Niên (ở đường Trần Cao Vân, Đà Nẵng) của S.Fone để đăng ký một thuê bao số 0955.20... Sử dụng một thời gian, anh đến Trung tâm điện thoại di động CDMA - chi nhánh Đà Nẵng (104 Nguyễn Văn Linh) hủy số thuê bao trên, đồng thời đăng ký lại một thuê bao trả trước với số 0955.09... Sau đó, do bị mất máy nên anh đã bỏ luôn chiếc sim này, không sử dụng nữa. Ngày 26-5-2009, anh Hương quay lại địa chỉ trên của S.Fone để đăng ký thuê bao khác. Sau một lúc tìm thông tin làm thủ tục, cô nhân viên cửa hàng thông báo tin... sét đánh: “Anh đã đăng ký 52 số thuê bao rồi nên không thể đăng ký được nữa!”. Ngay sau đó, anh Hương làm đơn gửi S.Fone đề nghị giải thích về trường hợp mình nhưng mãi vẫn chưa thấy hồi âm. Trả lời về trường hợp anh Hương, ông Nguyễn Bá Đại - Giám đốc chi nhánh cho biết: Qua kiểm tra vụ việc, S.Fone đã phát hiện đại lý ở 53 Hà Huy Tập (Đà Nẵng) trong quá trình thao tác đăng ký thông tin cho thuê bao trả trước đã sử dụng thông tin của anh Bùi Ngọc Hương để đăng ký cho 49 số thuê bao khác! Đến khi có khiếu nại của khách hàng, S.Fone mới yêu cầu đại lý thực hiện lại đăng ký thông tin theo đúng khách hàng thực sử dụng. Anh Hương cho biết mãi đến khi nhờ báo chí can thiệp, sau hơn 20 ngày im lặng, phía S.Fone mới có thông tin phản hồi sự việc, kèm theo yêu cầu khách hàng phải xác nhận là không khiếu nại! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận