Phóng to |
Tạ Bích Loan - Ảnh: Thanh Đạm |
- Khi tôi nhận được cuốn sách này thì chỉ còn năm ngày nữa sẽ phỏng vấn Michael E. Porter. Tôi lo lắng cuốn sách dày thế này không biết có đọc kịp không. Có người khuyên đọc bài giới thiệu tóm tắt cuốn sách là được rồi. Tôi thử mở cuốn sách và nó đã thu hút tôi ngay lập tức bởi sự rõ ràng, trong suốt, cuốn hút. Sự đơn giản, logic và hữu dụng đã làm nên tính thuyết phục của các lý thuyết tác giả đưa ra.
Tất nhiên việc tác giả là người rất “lý trí” như ông tự nhận cũng làm cho sách có nhược điểm là cái gì cũng phải nói cho đủ, nên cuốn sách hơi bị rườm rà. Và cũng vì sợ dài chăng mà tác giả hơi tiết kiệm ví dụ. Điều này làm Lợi thế cạnh tranh khó đọc hơn Từ tốt đến vĩ đại hoặc Xây dựng để trường tồn của Jim Collins. Nhưng bỏ qua vài bất lợi nho nhỏ đó, càng đọc sách tôi càng tin đây là công cụ hiệu quả có thể dùng ngay cho những ai muốn biết cách thức lập chiến lược cạnh tranh.
* Vậy với cá nhân chị, đâu là công cụ tâm đắc nhất?
- Phần thú vị nhất đối với tôi là phần “Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh” và “Khác biệt hóa”. Đặc biệt là phần “Khác biệt hóa”, Michael E. Porter còn chỉ ra cụ thể tám bước để khác biệt: xác định người mua là ai, xác định chuỗi giá trị của họ và ảnh hưởng của doanh nghiệp lên chuỗi giá trị đó, soi lại doanh nghiệp để tìm tiềm năng và nguồn gốc của sự khác biệt, tính bền vững của chiến lược khác biệt... Tôi thấy rất thiết thực, vừa đọc vừa có thể nhìn lại công việc của mình, nhìn lại nhu cầu của khán giả...
* Để tạo nên sự khác biệt cho các chương trình truyền hình của mình?
- Tám bước thì tôi đã đọc, nhưng bước tiếp theo là ứng dụng như thế nào mới là chuyện làm mình đau đầu.
* Có vẻ như chị không phải đọc vì công việc bắt buộc nữa mà đang đọc sách với rất nhiều hứng thú...
- Trong ba cuốn sách của Michael E. Porter (Chiến lược cạnh tranh, Lợi thế cạnh tranh và Lợi thế cạnh tranh quốc gia) thì đây là cuốn sách tôi cho rằng cần thiết nhất cho mình và có lẽ cho mọi người, cho các tổ chức để nghiên cứu phân tích và thiết kế chiến lược của mình. Tiến sĩ Vũ Minh Khương cũng nhận xét: “Lý thuyết của ông ấy đơn giản nhưng trong sáng và có tác động mạnh đến cách làm chính sách trong phát triển”.
Lúc này tôi nhận ra một điều: đừng nên mất thì giờ đọc các loại bài giới thiệu, tóm tắt về Lợi thế cạnh tranh. Cũng giống như đọc bài mô tả về một món ăn không thể thay thế cho việc ăn món ăn đó, tôi thấy phải đọc sách của Michael E. Porter mới thật hiểu, thật thấm lý thuyết của Michael E. Porter.
- Làm thế nào để VN xây dựng được chiến lược cạnh tranh của mình là câu hỏi tôi hỏi ông ấy. Nhưng điều tôi quan tâm nữa là làm thế nào để mỗi người VN, đặc biệt là những người kém may mắn, sử dụng được những lý thuyết đó để thay đổi cuộc đời mình. Và tôi thích một câu nói của ông: “Thước đo thành công của một xã hội là thành công của những người kém may mắn”. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận