TS Nguyễn Thị Bích Hồng (khoa tâm lý giáo dục Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Ngôn ngữ có tác động mạnh mẽ đến trái tim. Vì vậy lời nói của giáo viên có thể giết chết nhân phẩm đầy tự tin của học sinh.
Trên thực tế đã có giáo viên nói như thế này với học sinh: “Thứ mấy người đó lớn lên sẽ không làm được gì!”, “Ăn gì mà ngu quá vậy?”, “Em mặt mụn đó, lên đây!”. Các thầy cô nên lưu ý rằng học sinh của mình rất sĩ diện, trên mặt nổi một hạt mụn nhỏ xíu là phải lấy tóc che lại. Vậy mà cô giáo lại kêu to giữa lớp “Em mặt mụn...” thử hỏi học sinh sẽ như thế nào?”.
TS Bích Hồng khuyên các giáo viên hãy là nhà sư phạm đúng nghĩa, và hãy sử dụng những từ thông minh để giáo dục học sinh. Ví dụ: đối với học trò không tiến bộ, giáo viên có trách nhiệm thương và lo cho em.
Thế thì người giáo viên sẽ thể hiện ra sao? Như thế này: “Cô gọi em lên vì cô thấy em không có tiến bộ gì hết cả!” - đây là câu nói mang tính chất hủy diệt. Còn “Cô gọi em lên vì không thấy em tiến bộ”- câu này có thể làm học trò tức tối, hậm hực nghĩ: “Mình có tiến bộ mà sao cô không thấy?”. Câu “Cô gọi em lên vì chưa thấy em tiến bộ” - vẫn chưa mang tính giáo dục. Với câu “Cô gọi em vì cô mong em sẽ tiến bộ” - câu này có tính giáo dục nhưng chưa cao. Câu hay nhất phải là: “Cô tin em sẽ tiến bộ!”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận