Sáng 30 tết, cúng đón ông bà xong tôi cùng mấy người trong xóm lai rai. Trong lúc dìu một người bạn hàng xóm về nhà trong cảnh “quắc cần câu”, tôi lỡ đâm sầm vào chiếc xe đạp làm người trên xe ngã nhào.
Hai bên xông vào ẩu đả, thấy vậy mấy bạn nhậu cùng mâm ùa đến chẳng cần hỏi han phải trái gì mà cùng hùa vô đánh hội đồng, may mà hàng xóm xông vào căn ngăn kịp.
Chiều hôm đó sau khi tỉnh rượu, nghe con cái kể lại tôi mới biết người thanh niên kia tên Thanh, vốn là bạn cũ của con trai mình.
Mấy năm nay do nhà nghèo Thanh bỏ học lên Bình Dương làm thuê, rồi làm công nhân chẳng mấy khi về nhà.
Năm nay mẹ Thanh bị bệnh, Thanh về thăm sẵn ăn tết ở quê. Hôm đó lai rai cùng bạn bè trong xóm xong Thanh mới đến thăm con trai tôi. Nào ngờ...
Mùng 5 tết ông ra chợ thấy Thanh mang túi xách, balô đón xe quay lên Bình Dương, vết thương ở đầu còn quấn băng, tôi ân hận lắm.
“Hôm trước Thanh qua xin lỗi, tôi cảm thấy hối hận vô cùng vì tôi mới là người có lỗi”.
“Làm mềm” cái tôi của mình Không chỉ chuyện người dưng, chuyện trên đường phố... mà ngay trong nhà cũng hung hãn không kém. Một người trong gia đình bên vợ tôi chỉ mới có ý định phân chia tài sản (ruộng đất) là có người manh động đòi chém (anh chị em trong nhà). Đầu năm nay bản thân tôi cũng không vui vì anh chị em cũng như con cháu có chút chuyện hiểu lầm rồi chửi nhau trên Facebook, có đứa còn đòi cho tôi nắm đấm (!?). Chuyện hung hãn đúng là có vai trò của rượu bia, thậm chí là cả ma túy, nhưng cái chính vẫn là ý thức, nhận thức của mỗi người. Tôi từng thấy không ít cha mẹ sừng sộ đòi “làm ra lẽ” với thầy cô, ban giám hiệu khi xem bảng điểm của con mà chưa hề tìm hiểu nguyên nhân thấu đáo. Quan trọng hơn nữa là họ lại thể hiện và “truyền đạt” thái độ sừng sộ, hung hãn đó ngay trước mặt con. Vì vậy, có lẽ điều tôi muốn khuyên là mọi người nên “làm mềm” cái tôi của mình trong mọi tình huống để tránh những chuyện đáng tiếc. (THANH VÂN - Trà Vinh) |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận